Vỏ đậu phộng chữa mỡ máu cao
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Hoa sinh xác (vỏ đậu phộng) có tên khoa học là arachis hypogaea L, họ đậu fabaceae. Cây được trồng khắp nơi, vùng đất xốp.
Khi thu hái và chế biến nên lưu ý những vấn đề sau:
– Đối với quả nên nhổ vào cuối mùa thu, rửa sạch rồi sấy khô.
– Hạt và vỏ để riêng, loại bỏ tạp chất, sấy khô.
– Cành lá cắt ngắn, rửa sạch, sấy khô.
Tính năng:
– Vỏ đậu phộng: Vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng liễm phế chỉ khái.
– Hạt đậu phộng: Vị ngọt tính bình, có tác dụng nhuận phế hòa vị.
– Lá đậu phộng: Vị ngọt tính bình có tác dụng an thần, chỉ hãn.
Liều dùng: Vỏ quả 15 – 30 g. Hạt và lá: 10 – 15 g.
Chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch:
– Bài 1: Vỏ quả đậu phộng 100 g, hoàng tinh, chế hà thủ ô đều 15 g, hồng táo 5 trái, sắc uống.
– Bài 2: Vỏ quả đậu phộng 100 g, sắc uống thay nước trà.
Chữa huyết áp cao, đau đầu, mất ngủ, tim hồi hộp: Vỏ quả đậu phộng (hoặc cành, lá đậu phộng) 100 g, sắc uống hoặc tán thành bột, mỗi lần uống 20 g, ngày uống 3 lần, uống với nước chín, 20 ngày là 1 liệu trình.
Chữa huyết áp cao: Đậu phộng ngâm trong giấm gạo 10 ngày trở lên, mỗi tối trước khi đi ngủ ăn từ 2 – 4 hạt. Ăn liên tiếp 10 ngày là 1 liệu trình, khi huyết áp đã bình thường, các chứng trạng đã giảm, có thể chuyển qua mỗi tuần 1 lần.
Nghiên cứu dược lý chứng minh trong khô dầu lạc (bã sau khi ép lấy dầu) nếu để bị ẩm sẽ sinh ra loại nấm mốc (aspergillusflavus) mà độc tố này dễ dẫn đến ung thư gan. Vỏ đậu phộng có tác dụng hạ cholesterol, lá đậu phộng có tác dụng trấn tĩnh.
Theo KHPT
Leave a Reply