Vị thuốc trần bì cực tốt cho nam giới
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Trần bì thường cắt thành 4 miếng, mỗi miếng phần nhiều là hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có lúc miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay.
Trần bì là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt). Trần bì có tác dụng rất tốt khi điều trị đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa
Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc. Trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quả quýt:
Trần bì là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).
Trần bì là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền
Thanh bì là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.
Trong đó trần bì là vị thuốc thường được dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu: “Nam bất ngoại trần bì. Nữ bất ly hương phụ”.
Trần bì là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Để có vị thuốc trần bì, đến mùa quýt chín người ta hái quả về, khía vỏ quả làm 3 – 4 mảnh sát đến cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây lạt, phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. Không nên treo gác bếp làm trần bì bị mất tinh dầu và dễ bẩn. Dược liệu có mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì giòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng.
Trần bì thường cắt thành 4 miếng, mỗi miếng phần nhiều là hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có lúc miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay.
Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm gĩan cơ trơn của dạ dày và ruột.
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng: Trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g, thịt gà 100g. Sắc trần bì, hương phụ (lấy nước bỏ bã), kho với thịt gà đã rửa sạch, thái lát cho đến khi cạn nước, cho thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều. Hoặc: Trần bì 15 – 20g, gạo tẻ 150g, sắc hoặc hãm trần bì lấy nước, đem nước sắc được nấu với gạo thành cháo, khi ăn thêm chút đường, muối gia vị tùy theo khẩu vị; dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị, buồn nôn.
Trị ho viêm họng, viêm phế quản nhẹ: Trần bì 6g, cát cánh 6g, tô diệp 6g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.
Chữa đầy bụng khó tiêu: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút là có thể dùng được. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.
Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu: Trần bì, thương truật, hậu phác, sinh khương, mỗi vị 10g; thảo quả (nướng) 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng khoảng 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Trần bì 3g, hồ tiêu 3g, riềng 6g, gà trống 1 con khoảng 1kg. Cách làm: Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải xô. Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ, chia 2 – 3 lần, ăn trong ngày. Tuần ăn 2 – 3 lần.
Leave a Reply