Vị thuốc quý từ quả nho
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Các nghiên cứu được tiến hành tại Pháp cũng cho thấy, kali chứa trong trái nho tươi có tác dụng tích cực tới việc cải thiện lưu thông khí huyết và điều hòa huyết áp.
Nho không chỉ là một thực phẩm có giá trị cao, mà còn có giá trị trong phòng và chữa bệnh.
Các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng và Thực phẩm Ba Lan cho biết, tổng hàm lượng các khoáng chất và vitamin có chứa trong trái nho tươi cao hơn gấp 5-7 lần so với táo tây, mận, xoài, cam và được coi là những viên vitamin tổng hợp tự nhiên tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Do vậy, nho tươi là “liều thuốc bổ” cho những người mới ốm dậy, bà mẹ mang thai và sau khi sinh nở.
Các nghiên cứu được tiến hành tại Pháp cũng cho thấy, kali chứa trong trái nho tươi có tác dụng tích cực tới việc cải thiện lưu thông khí huyết và điều hòa huyết áp.
Những hợp chất quý giá trong trái nho tươi như axit galic, axit silicic, axit phosphoric, axit chanh, axit oxalic, axit folic, kali, magiê, canxi… có tác dụng như chất “doping” làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Các vitamin thuộc nhóm B, tianine và niacyne có trong trái nho tươi còn có tác dụng cải thiện khả năng trí tuệ, học nhanh vào và tập trung tâm trí. Nho tươi còn là thuốc bổ tốt cho những người hay nóng nảy, bồn chồn.
MÓN ĂN TỪ NHO
1. Cháo nho đại táo: Nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60 – 100g. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm thận phù thũng, động thai.
2. Cháo nho bách hợp: Nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo 50g. Tất cả nấu cháo. Ăn giúp chữa ho nhiều đờm.
3. Nước ép nho: Nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu dắt, buốt, tiểu ít màu vàng đục.
4. Nước nho ngó sen: Nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml, trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Dùng cho các trường hợp sỏi đường tiết niệu, niệu huyết, tiểu dắt buốt và đau.
Ngoài ra, uống 10ml rượu nho trước khi đi ngủ giúp trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, ăn kém và an thai. Hay uống 30-50ml rượu vang nho đỏ trong bữa ăn cá tác dụng kích thích tiêu hóa và tốt cho những người xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp.
BÀI THUỐC TỪ NHO
Trong Y học cổ truyền, quả nho còn được gọi là quả bồ đào, bồ đào có vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng thông thủy đạo, trừ phong hàn thấp tê, làm nhẹ mình mẩy, mạnh thần trí.
1. Trị đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít: Rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g). Sắc uống.
2. Tăng huyết áp: quả nho tươi 150g, mã thầy 15 hạt, mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống.
3. Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, câu kỷ tử 10g, thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày.
4. Chữa vàng da do viêm gan, đau khớp do phong thấp: Thân cây nho tươi 150 g, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, có công năng lợi thủy, thẩm thấp, trừ phong, giải độc.
Tấn Bình
Leave a Reply