Vì sao việc thiếu ngủ lâu ngày làm tăng nguy cơ bệnh tim?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người ngủ kém có xu hướng dễ mắc các bệnh tim mạch hơn. Điểm cốt lõi của nghiên cứu mới nêu trên chính là làm rõ cơ chế của vấn đề này.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra chuỗi phản ứng hóa học cho thấy việc thiếu ngủ có liên quan đến bệnh tim mạch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là “kẻ giết người” số một bởi đây là nguyên nhân dẫn đến 31% số ca tử vong trên toàn thế giới. Các yếu tố nguy cơ bao gồm lối sống thiếu lành mạnh như chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc, lười tập thể dục và thiếu ngủ. Nguyên nhân cuối vẫn chưa được khoa học kiểm chứng, tuy nhiên, nghiên cứu mới đây tại Đại học Y Harvard đã phát hiện ra chuỗi phản ứng hóa học cho thấy giấc ngủ kém có liên quan tới bệnh tim mạch.
Nghiên cứu này đã đóng góp vào tập hợp các báo cáo ngày càng nhiều cho thấy ngủ ngon vào ban đêm quan trọng như thế nào. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra giấc ngủ kém có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh như Alzheimer, béo phì, thậm chí là trầm cảm và cô đơn, cùng với các hiệu ứng kỳ lạ như làm cho cơn đau tệ hơn.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người ngủ kém có xu hướng dễ mắc các bệnh tim mạch hơn. Điểm cốt lõi của nghiên cứu mới nêu trên chính là làm rõ cơ chế của vấn đề này.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào một nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, cụ thể là chứng xơ vữa động mạch – trạng thái các động mạch trở nên xơ cứng và bị viêm khi có sự tích tụ của các mảng mỡ. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch đến làm nhiệm vụ của mình, chúng sẽ bị cuốn vào các mảng bám và tích tụ ở đó. Khi các mảng bám tăng, lưu lượng máu giảm, chúng có khả năng sẽ gây ra các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, từ đó dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Cơ chế gây bệnh tim mạch
Để tìm hiểu mối liên hệ giữa giấc ngủ và chứng xơ vữa động mạch, các nhà nghiên cứu của Đại học Y Harvard đã thử nghiệm với những con chuột. Họ biến đổi gen của chuột và cho chúng ăn nhiều chất béo để phát triển chứng xơ vữa động mạch.
Một nhóm các con chuột sau đó đã bị gián đoạn giấc ngủ và một nhóm được cho ngủ bình thường. Kết quả là, những con chuột bị gián đoạn giấc ngủ đã phát triển các mảng bám động mạch lớn hơn so với nhóm còn lại. Trong các mảng động mạch và mạch máu của nhóm chuột bị gián đoạn giấc ngủ, có nhiều tế bào bạch cầu hơn so với nhóm được cho ngủ bình thường.
Thông qua các cuộc thử nghiệm khác, người ta đã tìm thấy cơ chế có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Giấc ngủ kém làm giảm mức độ của hypocretin, một loại hormone được sản xuất ở vùng dưới đồi của não (hypothalamus) có vai trò điều hòa giấc ngủ.
Lượng hypocretin thấp sẽ dẫn đến gia tăng protein kích thích tạo cụm bạch cầu hạt (CSF-1), qua đó thúc đẩy việc sản sinh các tế bào bạch cầu. Điều thú vị là, khi nhóm nghiên cứu bổ sung hypocretin cho những con chuột bị thiếu ngủ, chứng xơ vữa động mạch đã giảm.
“Chúng tôi rất bất ngờ về vai trò của hyporcretin”, Cameron McAlpine, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Ban đầu chúng tôi thực sự không biết vai trò của nó. Chúng tôi không biết sẽ phát hiện ra sự gia tăng tế bào bạch cầu và điều này có thể được điều chỉnh thông qua giấc ngủ.”
Tất nhiên, nghiên cứu trên chuột có thể không mang lại kết quả tương tự đối với con người. Việc kiểm chứng điều này sẽ là bước tiếp theo của nhóm các nhà khoa học. Nếu có điểm tương đồng, nó sẽ giúp tìm ra những phương pháp điều trị mới cho các tình trạng viêm nhiễm khác.
Leave a Reply