Tử cung nhi hóa và những điều chắc chắn bạn vẫn chưa biết
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Tử cung bị nhi hóa thì khả năng làm mẹ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, do đó khi thấy em gái dậy thì muộn (độ tuổi 15-17 không có kinh nguyệt thì nên đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị sớm có thể giúp cải thiện chức năng sinh sản.
Tử cung (còn gọi dạ con) là cơ quan tạo kinh nguyệt và giúp trứng thụ tinh làm tổ, hình thành thai nhi và nuôi dưỡng thai nhi. Vì một lý do nào đó mà đến tuổi sinh đẻ tử cung vẫn nhỏ như thời bé gái gọi là tử cung nhi hóa.
Bé gái khi đến tuổi dậy thì, nội tiết tố nữ giúp hệ sinh dục phát triển trở thành phụ nữ. Để đạt được thiên chức của người là mang thai và sinh đẻ thì tử cung phải có kích thước đường kính trước – sau là 35-45 mm (gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc).
Tử cung phát triển là nhờ vai trò của estrogen và progesterone; đồng thời cũng tùy vào chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai nghén. Một lý do nào đó mà estrogen và progesterone không có mặt trong cơ thể thì tử cung không lớn lên được; do đó, tử cung rất nhỏ như là còn giai đoạn bé gái. Hoặc bé gái sinh ra mà có sự khiếm khuyết tử cung cũng khiến tử cung bất thường. Và nếu tử cung bị nhi hóa thì khả năng làm mẹ bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí gần như không còn khả năng sinh sản.
Nguyên nhân thường gặp là do nội tiết tố giảm hay cơ thể tiết nội tiết tố nữ dưới mức nhu cầu cần thiết của cơ thể. Những phụ nữ này có cấu trúc giải phẫu hoàn toàn bình thường, nhận biết được thấy ra kinh không đều, 2-3 tháng mới xảy ra. Một trong những nguyên nhân thường gặp nữa, phụ nữ có phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hai bên do khối u hay suy buồng trứng sớm.
Nguyên nhân ít gặp hơn do bất thường bẩm sinh, phụ nữ không có tử cung hay tử cung rất nhỏ, biểu hiện trên lâm sàng vô kinh nguyên phát. Nguyên nhân này gặp trong hội chứng Rokitansky-Kuster-Hauser: có hai buồng trứng, không có tử cung, không có âm đạo, âm hộ bình thường, do bất thường ống Muller. Hội chứng Morris do không nhạy cảm với Androgen biểu hiện bằng thiếu thụ cảm hay do đột biến gene mã hóa các thụ cảm của Androgen làm cho các thụ cảm không hoạt động không có tử cung, buồng trứng và vòi trứng.
Phát hiện cách nào?
Những phụ nữ không có kinh từ nhỏ, kinh nguyệt rất ít, kinh thưa và không đều hoặc khi lập gia đình, sau một năm không có thai có thể nghĩ đến tử cung nhi hóa.
Cách xác định tử cung nhi hóa chủ yếu dựa vào khám phụ khoa bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung và hai phần phụ có bất thường hay không. Siêu âm đo đường kính trước – sau của tử cung trên siêu âm và các triệu chứng khác như: đường kính tử cung có chỉ số dưới 30 mm. Trường hợp tử cung nhỏ hơn bình thường, phụ nữ vẫn thấy có kinh từ tuổi dậy thì. Trường hợp không có tử cung thường đi kèm bất thường bẩm sinh khác.
Điều trị tử cung nhi hóa
Đối với trường hợp xác định có tử cung và tử cung nhỏ, xét nghiệm nội tiết tố nữ giảm, ta có thể dùng thuốc nội tiết gồm estrogen và progesterone từ 3-6 tháng, đồng thời theo dõi sự lớn của tử cung cũng như chu kỳ kinh nguyệt. Chú ý cần kiểm tra về vú cũng như chức năng gan thận, tư vấn sự thụ thai cho phụ nữ mà có nhu cần sinh bé.
Những phụ nữ có suy buồng trứng sớm thực sự hay đã bị cắt bỏ buồng trứng hai bên, cần duy trì thuốc nội tiết tố lâu dài. Những phụ nữ này muốn có thai phải có sự hỗ trợ sinh sản, cần xin trứng và thụ tinh trong ống nghiệm sau khi trứng được thụ thai sẽ cấy vào tử cung để cho thai phát triển. Những phụ nữ có bất thường bẩm sinh như không có tử cung hay tử cung rất nhỏ, cần làm một số xét nghiệm về nhiễm sắc thể, tùy theo mức độ có thể phẫu thuật tạo hình tử cung.
Lời khuyên của thầy thuốc
Tử cung bị nhi hóa thì khả năng làm mẹ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, do đó khi thấy em gái dậy thì muộn (độ tuổi 15-17 không có kinh nguyệt thì nên đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị sớm có thể giúp cải thiện chức năng sinh sản.
Leave a Reply