TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5)

check TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5)

LOẠI TRỢ DƯƠNG
1 Nhục thung dung…
2. Thố ty tử…
3. Đỗ trọng…
4.Tục đoạn…

5. THIÊN
Tên khác: Ba kích, Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ, , Dây ruột gà.
Tên khoa học: Radix Morindae
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta.
Hoạt chất: Moridin, monotropein, asperuloside tertraacetate, B-sitosterol, vitamin C
Thành phần hoá học chính: Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C.
Dược năng: Ôn thận, tráng dương, kiện cân cốt, khử phong và hàn thấp
Công dụng: Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối…
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Trị liệt dương, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau.
– Làm mạnh gân xương, trị thận hư, lưng đau, gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu.
Kiêng kỵ:
Âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu khó không dùng.

ba kích 1 TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5)

6.
Tên khác: Kim Mao Cẩu Tích, Cu Ly, Nhung Nô, Xích Tiết
Tên khoa học: Rhizoma Cibotii
Nguồn gốc: Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Cây này mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước ta.
Tính vị: Vị đắng ngọt, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Hoạt chất: Pterosin R, Onitin, Onitin-2-O-Beeta-D-Glucoside, Ptaquiloside, Pterosin Z
Thành phần hoá học chính: Tinh bột.
Dược năng: Bổ can thận, mạnh lưng gối, khư phong thấp, mạnh cột sống, thông kinh mạch

Công dụng: Chữa đau khớp, đau lưng phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già yếu đi tiểu nhiều.
Liều Dùng: 4 – 9g
Chủ trị: Cẩu tích có thể thông huyết mạch, dưỡng can, thận, khư phong thấp, dùng trong trường hợp thắt lưng mỏi, khớp xương đau nhức do phong hàn thấp. Lông cẩu tích dùng ngoài có tác dụng chỉ huyết (cầm máu), sinh cơ.
Cẩu tích dùng trị đau cột sống lưng rất thích hợp. Vị Đỗ trọng cũng trị đau lưng nhưng thiên về hai bên thăn lưng.
Cẩu tích tính ôn và không táo, có thể dùng trong thang bổ thận âm để dẫn thuốc vào kinh lạc.
Kiêng kỵ:
– Thận hư nhiệt hoặc hư hàn không dùng
– Can hư hoặc có uất hỏa không dùng
– kỵ Sa thảo, Tỳ giải

cẩu tích TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5)

7.
Tên khác: Bổ cốt chỉ, cốt tử, Hạt đậu miêu
Tên khoa học: Semen Psoraleae
Tính vị: Vị đắng tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Psoralen, isopsoralen, coryfolin, psoralidin, isopsoralidin, corylidin, 8-methoxyporalen, isobavahin, bavachinin, bavachalcone
Nguồn gốc: Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Phá (Psoralea corylifolia L.), họ Đậu (Fabaceae).
Nước ta có trồng cây này, dược liệu chủ yếu nhập từ Trưng Quốc.
Thành phần hoá học chính: Dầu béo, coumarin.
Dược năng: Bổ thận dương, cầm tiểu, chỉ tả, ôn tỳ
Công dụng: Thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư.
Hạt ngâm rượu dùng ngoài chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).
Các nước châu Âu thường dùng để chiết xuất coumarin làm thuốc trị các bệnh ngoài da như nấm tóc.
Liều Dùng: 3 – 9g
Chủ trị:
Trị đau lưng, mỏi gối, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều.
Trong hạt Phá cố chỉ có chất tinh dầu có tác dụng đối với vi trùng streptocoe trên da, dùng chữa bệnh bạch biến (da bị loang trắng từng khoảng).
Bị tiểu nhiều, tiêu chảy do tỳ khí bất túc dùng Phá cô chỉ (tẩm rượu rồi sao) 100g, Tiểu hồi 100g tán nhỏ làm hoàn. Uống ngày 2 lần mỗi lần 3 – 5g.

phá cố chỉ TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5)

8.
Tên khoa học: Rhizoma Drynariae
Nguồn gốc: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cốt toái bổ (Drynaria fortunei J.Sm.), họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Naringin, naringenin, fern-7-ene
Thành phần hoá học chính: Tinh bột, flavonoid.
Dược năng: Bổ thận dương, kiện gân cốt, mọc tóc
Công dụng: Thuốc bổ thận, trị đau xương, đau lưng, mỏi gối, chữa dập xương, ỉa chảy kéo dài, chảy máu răng.
Liều Dùng: 6 – 18g
Chủ trị:
– Chữa bong gân, gẫy xương, chân tay mỏi, tê liệt. Trị các chứng thận thấp, đau nhức gân, xương.
– Thận suy biểu hiện như đau lưng dưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc đau răng: Dùng Cốt toái bổ với Bổ cốt chi, Ngưu tất và Hồ đào nhân để trị đau lưng dưới và yếu chân. Cũng có thể dùng Cốt toái bổ với Sinh địa hoàng và Sơn thù du để trị ù tai, điếc và đau răng.
– Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối Cốt toái bổ với Hổ cốt, Qui bản và Một dược.
Kiêng kỵ:
Âm hư, huyết hư không nên dùng

cốt toái bổ 1 TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 5)
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>