TÍA TÔ (TÔ DIỆP) CHỮA CẢM, CHỮA HO, ĐAU BỤNG, NGỘ ĐỘC, VÀ GOUT

check TÍA TÔ (TÔ DIỆP) CHỮA CẢM, CHỮA HO, ĐAU BỤNG, NGỘ ĐỘC, VÀ GOUT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new TÍA TÔ (TÔ DIỆP) CHỮA CẢM, CHỮA HO, ĐAU BỤNG, NGỘ ĐỘC, VÀ GOUT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem TÍA TÔ (TÔ DIỆP) CHỮA CẢM, CHỮA HO, ĐAU BỤNG, NGỘ ĐỘC, VÀ GOUT

là vị thuốc quen thuộc dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm mạo, trướng bụng đầy hơi theo Đông y. Nhưng ít người biết lá còn dùng để chữa bệnh gút (Gout) rất hiệu quả.
Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, , xích tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc.
Lá tía tô dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành (tô ngạnh) làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Theo Đông y, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu thuốc nhóm phát tán phong hàn cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm. ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô () có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.
Những ứng dụng chữa bệnh của tía tô:
Tía tô chữa bệnh gút (Gout):
Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào. (Rất dễ trồng)
Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.

tía tô TÍA TÔ (TÔ DIỆP) CHỮA CẢM, CHỮA HO, ĐAU BỤNG, NGỘ ĐỘC, VÀ GOUT
Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.
Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.
Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.
– Chữa cảm lạnh:
Vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô khô hoặc tươi đều được. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước, đun sôi kỹ, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm.
Cũng có thể lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn nóng.
– Chữa đau bụng, đầy chướng:
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
– Chữa ngộ độc cua:
Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
– Chữa ho, tức thở:
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
– Chữa đau bụng, đầy chướng:
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Các bài thuốc có tía tô:
1. Tán hàn giải biểu: chữa cảm mạo phong hàn, nóng rét , nhức đầu kiêm ngực đầy tức.
Hương tô tán: Tử tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g sắc uống nóng.
2. Khư đàm chỉ khái: chữa phong hàn, trong có đờm trệ, ho nhiều đờm.
Tô tiệp 8g, Sinh khương 8g, Hạnh nhân 12g, Pháp bán hạ 12g, sắc uống nóng.

tia to 3 TÍA TÔ (TÔ DIỆP) CHỮA CẢM, CHỮA HO, ĐAU BỤNG, NGỘ ĐỘC, VÀ GOUT
3. Lý khí an thai : chữa khí cơ không lợi dẫn đến ngực bụng sườn đầy đâu, động thai.
Tử tô ẩm: Tử tô 8g, Đương qui 12g, Xuyên khung 8g, Bạch thược 12g, Đảng sâm 12g, Trần bì 12g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc uống ấm.
4. Kiện vị chỉ ẩu: Chữa tỳ vị khí trệ, tiêu hóa kém dẫn đến ngực đầy nôn mữa, lợm lòng không muốn ăn.
Phân khí tử tô ẩm: Tử tô 8g, Ngũ vị tử 4g, Thang bạch bì 12g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, Thảo quả 4g, Đại phúc bì 12g, Cát cánh 12g, Sinh khương 12g, sắc uống pha chút muối. Chữa dưới tim đầy chướng, nôn ngược, không ăn, thiên về hàn lạnh.
-Tô diệp 4g, Hoàng liên 2g hãm nóng uống thay nước hàng ngày : chữa có thai nôn mửa, lòng buồn bực không yên.

Lương y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>