Thực hư việc ăn rau răm làm giảm sinh lực phái mạnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được sử dụng để làm thuốc nhất.
Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.
Rau răm còn có tên là thủy liễu, có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gỏi gà…
Ngoài vai trò gia vị, rau răm còn được sử dụng như một loại thảo dược có giá trị đặc biệt. Thế nhưng, có phải rau răm đều tốt cho tất cả mọi người không?
Rau răm có tác dụng tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến vẫn xì xầm trong dân gian.
Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được sử dụng để làm thuốc nhất.
Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Nhiều người đồn đại, rau răm làm giảm sinh lực phái mạnh, thực hư thế nào? Rau răm là một trong số rau thơm chủ yếu dùng ở dạng tươi, để phát huy thành phần tinh dầu có trong rau răm.
Tinh dầu có lẽ là chất chủ công để rau răm đóng vai trò là một trong các loại rau thơm gia vị, rau răm kích thích ăn ngon miệng, sẽ ăn được nhiều. Nghĩa là rau răm có tác dụng tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến vẫn xì xầm trong dân gian.
Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Rau răm không độc.
Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
Chữa rắn cắn: rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.
Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng: rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Leave a Reply