Tạng nào nặng nhất cơ thể? Và sự quan trọng của nó
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Không những thế, các nhà nghiên cứu đã thu được một số bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm ruột và béo phì.
Cơ quan nội tạng nào nặng nhất trong cơ thể? Trái tim, não bộ hay gan? Tim chỉ nặng 350 g, não bộ có khối lượng gần 1,4 kg, còn gan cũng chỉ to hơn một chút, khoảng 1,5 kg. Nhưng chỉ tính riêng hệ vi khuẩn trong đường ruột đã nặng lên đến 2 kg.
Trái ngược với kích cỡ “siêu tí hon” của từng cá thể, hệ vi khuẩn với tổng khối lượng rất lớn trong cơ thể con người lại mang nhiều thông tin thú vị ít người biết. Nên nếu trước kia có ác cảm với chúng thì chúng ta cũng nên làm lành vì dẫu sao bây giờ cũng là ‘người một nhà’.
Thực ra, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, con người không thể sống mà thiếu vi khuẩn. Họ gọi quần thể vi khuẩn trên cơ thể người (chủ yếu nhất là ở đường ruột) là “cơ quan nội tạng bị lãng quên”.
Vi khuẩn – quà tặng cuộc sống mà mẹ thiên nhiên ban tặng
Vi khuẩn trên bàn tay người phóng to (Ảnh: Youtube)
Nói đến vi khuẩn, chúng ta thường nghĩ tới 2 từ “bệnh tật”. Nhưng thực tế, phần lớn những “kẻ sống bám bé nhỏ” trong cơ thể này lại đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.
Số lượng tế bào vi sinh vật trong cơ thể con người (bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn) rất lớn, khoảng 100 ngàn tỷ.
Sau ADN, chúng ta đã phát hiện ra bộ gen thứ 2 của cơ thể người (Ảnh: bigstockphoto.com)
Thật bất ngờ khi con số này nhiều gấp 10 lần so với tổng số tế bào của cơ thể, và chứa trên 3 triệu gen – nhiều hơn cả bộ gen của con người đến 150 lần. Nên các nhà khoa học gọi đây là “bộ gen thứ hai” của con người – microbiome. Dẫn đến thay đổi những quan niệm xưa cũ về sức khỏe, bệnh tật, đặc biệt là suy nghĩ “vi khuẩn có hại”.
Do lượng vi sinh vật chiếm đến 90% tế bào trong cơ thể người nên sự ổn định, cân bằng của chúng tác động rất lớn đến sức khỏe mỗi người. Thông thường, hệ vi sinh vật của một người khỏe mạnh có 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn.
Nếu sự cân bằng này mất đi, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì cơ thể sẽ suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp.
Con người sinh ra hoàn toàn “sạch” và trong sáng như tờ giấy trắng
Em hồn nhiên và em sẽ bình yên
Với số lượng vi sinh vật đông đảo sống trong cơ thể người, chúng ta thường nghĩ chúng đã “xâm nhập” vào cơ thể ngay khi chúng ta vừa chào đời. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy.
Theo nhà vi sinh vật Martin Blaser đến từ Khoa Dược của Trường Đại học New York, khi mới sinh ra, cơ thể con người không chứa vi khuẩn. Theo thời gian, dần dần, chúng ta bị vi khuẩn “tấn công”.
Với những đứa trẻ được sinh thường, chúng nhận được những vi khuẩn đầu tiên qua ống sinh sản của người mẹ. Tất nhiên là những em bé được sinh bằng phương pháp mổ không có được vi sinh vật theo cách này.
Khi lên 3 tuổi, đứa trẻ sẽ “sở hữu” gần như như tất cả số loại vi khuẩn trong cơ thể. Bởi đó là khoảng thời gian sự trao đổi chất, các hệ thống miễn dịch, nhận thức và sinh sản bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Vi khuẩn vừa có lợi, vừa có hại với con người
Trực khuẩn HP có trong dạ dày 1/2 dân số thế giới nhưng không phải tất cả đều bị viêm loát dạ dày (Ảnh qua: chuyenkhoanoitieuhoa.com)
Phần lớn chúng ta hay nghĩ rằng vi khuẩn là những vị khách “không mời mà đến” với cơ thể và chỉ gây bệnh mà thôi.
Không thể phủ nhận những căn bệnh do vi khuẩn gây ra, nhưng chúng ta cũng nên biết đa phần vi khuẩn tồn tại là có ích cho cơ thể, giúp con người sống khỏe và lâu hơn. Đôi khi, một số loài có thể đảm nhiệm cả hai chức vụ đó.
Dẫn chứng rõ ràng nhất là vi khuẩn gây loét dạ dày Helicobacter pylori. Vi khuẩn này được tìm thấy trong cơ thể của gần một nửa dân số trên thế giới.
Hầu hết, những người mang vi khuẩn này không có bệnh nhưng một số ít phát triển bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra mặt khác của vấn đề. Sự vắng mặt của Helicobacter lại liên quan đến một số bệnh thực quản như viêm thực quản trào ngược hay ung thư thực quản.
Như vậy, Helicobacter có thể có hại cho dạ dày nhưng mặt khác lại giúp chúng ta tránh được bệnh ung thư họng.
Sữa chua bổ sung dinh dưỡng lại hỗ trợ tiêu hoá (Ảnh: Internet)
Một thí dụ điển hình hơn nữa là sữa chua có nhiều vi khuẩn hữu ích. Trong mỗi hộp sữa chua bạn ăn đều có các vi khuẩn sống hữu ích và các men vi sinh của chúng, giúp điều chỉnh tiêu hóa hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Các nghiên cứu về sữa chua còn kết luận: “Nếu bạn gặp một số vấn đề sức khỏe cụ thể như đầy hơi hoặc tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua trong 1 vài tuần để nhận được những lợi ích của nó mà không cần phải uống thuốc”.
Với những người không dung nạp sữa do không có men tiêu hoá đường lactose thì sữa chua được coi là một giải pháp hữu ích.
Kháng sinh diệt vi khuẩn có thể gây ra bệnh hen và béo phì
Lạm dụng kháng sinh sẽ gây tác hại rất lớn (Ảnh: hohaptreem.vn)
Thuốc kháng sinh Penicillin là bước đột phá lớn của không riêng ngành y khoa mà của cả thế giới. Nhưng việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới việc tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Không những thế, các nhà nghiên cứu đã thu được một số bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm ruột và béo phì.
Leave a Reply