Tác dụng chữa bệnh ít biết của cây hương phụ (cỏ gú )
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Mô tả: Cây: Hương phụ vườn cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám
Cây: Hương phụ biển cỏ lưu niên, có thân rễ mảnh, có vẩy và phình lên ở gốc thành củ đen đen, thân cao 15-30cm, có 3 cạnh lá rộng 2-3mm. Cụm hoa có 2-3 lá bắc dài; tia ngắn; bông chét nâu, dài 6-12mm, vẩy dài 2-2,6mm, không mũi. Quả bế đen, hình trái xoan.
Tên thuốc: Hương phụ
Tên khác: Cỏ gấu, cỏ cú củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ.
Tên khoa học: Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.) hay Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ Cói (Cyperaceae).
Mô tả dược liệu:
Dược liệu: Thân rễ (thường quen gọi là củ) hình thoi, thể chất chắc; dài 1 – 3 cm (Hương phụ vườn), 1 – 5 cm (Hương phụ biển); đường kính 0,4 – 1 cm (Hương phụ vườn), 0,5 – 1,5 cm (Hương phụ biển). Mặt ngoài màu xám đen (Hương phụ vườn), màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ biển); có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 – 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen (Hương phụ vườn), mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ vườn) và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng. Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen (Hương phụ vườn); phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm (Hương phụ biển). Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.
Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô (Rhizoma Cyperi)
Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường, Hương phụ vườn rất ít.
Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, đốt bỏ lông và rễ con rồi phơi khô hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.
Thành phần hoá học: Tinh dầu Trong tinh dầu củ gấu có cyperen, b-selinen, cyperol; còn có a-cyperol, cyperolen, patchoulenon, cyperotundon. Củ gấu còn chứa dầu béo chứa glycerol và các acid linoleic, linolenic, oleic, myristic, stearic, chất không xà phòng hóa.
Công năng: Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.
Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 – 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.
Bào chế:
+ Hương phụ loại bỏ lông và tạp chất, nghiền vụn hoặc thái lát mỏng.
+ Thố Hương phụ (chế giấm): Lấy lát Hương phụ hoặc mảnh vụn Hương phụ, đổ thêm giấm vào khuấy đều, ủ một đêm, đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhẹ đến màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Hương phụ dùng 2 lít giấm.
Bài thuốc:
1. Ðau dạ dày, dùng Hương phụ 30g, Riềng 15g, tán thành bột mịn. Dùng 3g với nước ấm, hai lần trong ngày.
2. Bài thuốc điều kinh chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí huyết kém: Hương phụ 20g Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g, Ðỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang (ở An Giang).
3. Ðiều kinh (Thuốc Hương Ngải): Hương phụ 3g, Ích mẫu 3g, Ngải cứu 3g, Bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh.
4. Chữa tiêu hóa kém: Hương phụ (sao) 12g, vỏ Quýt (sao) 12g, vỏ Vối (sao) 12g, vỏ Rụt (sao) 16g, Chỉ xác 12g. Sắc nước uống; nếu có kèm tiêu chảy, thêm củ riềng 8g, búp Ổi 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư huyết nhiệt không nên dùng.
Leave a Reply