Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ruột
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Cây chùm ruột làm thuốc điều trị các bệnh về da, bổ gan, bổ máu.
Quả của cây chùm ruột thường được ăn để giải nhiệt mùa hè, lá, thân, rễ và hạt của chùm ruột đều có thể làm thuốc, giúp giải độc, mát gan
Cây chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc. Lá chùm ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5 cm, rộng khoảng 1,5–2 cm. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.
Hoa chùm ruột sắc hồng, nở từng chùm. Trái hình tròn, chia thành 6 múi, sắc xanh với đường kính khoảng 2-2,5 cm. Mỗi quả chùm ruột chỉ có 1 hột. Vị chùm ruột giòn và rất chua, do đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam. Khi nấu ở nhiệt độ cao trái chùm ruột sẽ chuyển sang màu đỏ.
Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Cây chùm ruột làm thuốc điều trị các bệnh về da, bổ gan, bổ máu.
Tác dụng của cây chùm ruột
– Rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut – một bệnh do thiếu hụt vitamin C. Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ. Thân cây được đưa vào các trị liệu dân gian do khả năng làm hạ sốt nhanh chóng. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan và bổ máu. Dịch ép quả được dùng để giải khát. Có thể làm một loại nước uống lên men rất ngon từ quả chùm ruột.
Một số bài thuốc dân gian từ cây chùm ruột
Trong y học cổ truyền dân tộc, có sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh:
– Chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng): Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau.
– Chữa suy yếu tim: Vỏ thân chùm ruột 1 phần, vỏ thân vông đồng 2 phần. Sắc lên, cô lại thành cao đặc. Khi dùng hòa vào rượu trắng, uống ngày 2 muỗng café, chia làm 2 lần.
– Chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da: Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi.
– Chữa hen suyễn: Lấy 6 quả chùm ruột, 2 củ hành đỏ, một nắm hạt đậu biếc, 8 quả long nhãn, rửa sạch và nghiền nhỏ. Sau đó, thêm vào 2 tách nước và đun đến cạn còn 1/3, để hơi nguội, lọc và uống với ít đường, ngày 2 lần.
– Giảm cân: Đun sôi lá chùm ruột trong nước và uống mỗi ngày. Giảm bớt khẩu phần ăn trong thời gian uống thuốc.
Cây chùm ruột có nhiều tác dụng là vậy nhưng phải hết sức chú ý bởi phần vỏ cây và rễ chứa nhiều độc tố. nên tuyệt đối không được uống, hay tiếp xúc bằng đường miệng. Dân gian cho rằng lá chùm ruột, trái chùm ruột không thể thiếu kho ăn cá, tép nướng, nhưng tuyệt đối không ai bẻ nhánh chùm ruột làm gắp để nướng cả, vì nếu ăn phải chất nhựa trong da cây này nhẹ thì cũng choáng váng, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và nguy kịch đến tính mạng. Ngoài ra những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều a xít oxalic.
Leave a Reply