Tác dụng chữ bệnh của cây, quả cơm nguội

check Tác dụng chữ bệnh của cây, quả cơm nguội Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Tác dụng chữ bệnh của cây, quả cơm nguội Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Tác dụng chữ bệnh của cây, quả cơm nguội

tên khoa học (Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. f. hoặc Bischofia javanica Blume. Họ Euphorbiaceae còn gọi nhội, thu phong, trọng dương mộc…

từ cây, quả cơm nguội

bai thuoc tu cay qua com nguoi Tác dụng chữ bệnh của cây, quả cơm nguội

Dọc đường phố Hà Nội và một số thành phố, thị xã có những cây gỗ lớn, có thể cao hơn 20 m, tỏa bóng che mát cho người đi đường. Ở Hà Nội, cây này đựợc gọi là cây quả cơm nguội.

Cây quả cơm nguội tên khoa học (Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. f. hoặc Bischofia javanica Blume. Họ Euphorbiaceae còn gọi cây nhội, thu phong, trọng dương mộc…

Cây có lá kép, mọc so le, có cuống chung thẳng, dài 8 – 12 cm, đầu cuống có 3 lá chét, lá chét giữa lớn hơn hai lá chét bên. Lá chét hình trứng hay hình mác, mép lá có răng cưa nông, dài 8 – 10cm. Đầu và đáy lá chét nhọn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính khác gốc, nhỏ màu lục nhạt. Hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị. Hoa cái có 5 lá đài và bầu thượng 3 ô. Cây ra hoa về cuối xuân sang đầu mùa hạ. Quả thịt hình cầu, khi chín có màu nâu hay màu hồng nhạt, vị chát; quả tạo thành một chùm thõng xuống. Cây mọc hoang trong rừng. Cây có tán lá xanh quanh năm và dễ trồng nên được đưa về thành phố làm cây lấy bóng mát.

Tính chất theo YHCT

Trong 100g lá non có 76,9 g nước, 4,1 g protid, 13 g glucid, 3,9 g chất xơ, 2,6mg caroten, 30mg vitamin C. Các triterpenoid và các dẫn chất; các steroid. Trong vỏ thân chứa tanin, hạt chứa dầu thô. Cây nhội ở Việt Nam còn thấy tanin galic và vitamin C.

Tính vị và tác dụng: Vị hơi cay, chát, tính mát; có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Người ta dùng ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá.

Trước đây, cây ít sử dụng làm thuốc. Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến cây này. Tại Trung Quốc, đã dùng vỏ thân, rễ cây trị phong thấp, đau xương; nghiên cứu lá cây chữa bệnh ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, chữa viêm gan truyền nhiễm, viêm phổi, viêm hầu họng, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn nhọt và lở ngứa… Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch ép lá làm thuốc trị loét. Năm 1963, Bộ môn ký sinh trùng, Đại học Y dược Hà Nội phát hiện thấy lá quả cơm nguội có tác dụng rất mạnh với trùng roi (Trichomonas). Áp dụng chữa cho phụ nữ bị khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), chữa ỉa chảy do trùng roi (Trichomonas), kết quả nhiều triển vọng và độc tính rất thấp. Vì vậy, cây này có giá trị trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, nơi mọc nhiều. Ngoài ưu điểm diệt ký trùng nhanh, không gây cương tụ, không làm rát âm đạo và tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%), cao lá có ưu điểm hơn Carbazol là sau khi khỏi nhiễm trùng roi, bệnh nhân không bị nhiễm nấm âm đạo (mycose vaginale).

Bài thuốc có cây quả cơm nguội

Sử dụng cây quả cơm nguội theo các đơn thuốc sau:

Chữa tiêu chảy: 20g – 40g lá khô hay 40 – 60g lá tươi sắc lấy nước uống trong ngày

Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 – 80g sắc lấy nước để uống hoặc sắc lấy nước cô đặc, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1 – 2 viên Klion (Metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.

Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hoá chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): Lá quả cơm nguội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước để tắm, tắm khi còn nước còn ấm, dùng lá chà sát khắp người.

Lá nhội phối hợp với lá cây dâu da lượng bằng nhau 50g, giã nhỏ, trộn với ít dấm, bôi chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

Ở Trung Quốc, người ta dùng lá nhội tươi 60g, hợp hoan bì 15g, rau má 30g, đường phèn 15g, sắc nước uống chữa viêm gan siêu vi.

Theo YHCT

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>