Quả trám trắng chữa ho khan, viêm họng
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc.
Theo Đông y, trám trắng có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước…
Trám trắng còn gọi là cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Là loại cây gỗ to, cao khoảng 15 – 20m. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, lá gần gốc có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, có đầu thuôn dài; lá tận cùng hình bầu dục… gân lá hơi rõ, mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới có lông mềm màu nâu bạc. Hoa mọc thành chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá, hình cầu, màu trắng. Quả hình thoi, hai đầu tù, dài khoảng 45mm, khi chín có màu vàng nhạt, trong có hạch cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn. Mùa ra hoa: tháng 6 – 7, mùa quả tháng 8 – 10.
Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo.
Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả xanh có tác dụng giải độc. Quả chín có tác dụng an thần, trị động kinh. Ngày dùng 6 – 12g, dưới dạng nhai nuốt nước, hoặc dạng nước sắc.
Một số bài thuốc dùng theo kinh nghiệm
Bài 1: Trị cảm nóng, cảm nắng: Quả trám 10g, rễ sậy 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc với 800ml nước trong 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày.
Bài 2: Chữa viêm họng, ho có đờm: Trám 30g, cam thảo 6g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g. Rửa sạch hãm thay trà uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: Trám 3 – 5 quả, sắc lấy nước để uống.
Bài 3: Chữa ho khan ít đờm do viêm khí phế quản: Trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, vừng đen 30g, mật ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 – 2 lần. Dùng liền 7 ngày.
Bài 4: Chữa đau họng, nhiều đờm nhớt: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súng miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.
Bài 5: Trị lở sơn: Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.
Bài 6: Trị nứt nẻ gót chân khi trời rét: Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.
Bài 7: Trị đau răng, sâu răng: Lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần.
Các tài liệu dân gian còn dùng trám giã vắt lấy nước hoặc sắc uống liều không hạn chế để chữa hóc xương cá. Tuy nhiên cần thận trọng và nên có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa để tránh biến cố đáng tiếc (Có tài liệu chỉ ghi hóc xương cá chứ không dùng cho trường hợp hóc xương khác).
Theo Tây y, cùi trám có thành phần gồm đạm, béo, đường, một số vitamin (đáng chú ý là vitamin C), các chất khoáng như calci, phốt pho, kali, magne, sắt, kẽm…
Cần lưu ý: Trong một cuốn sách đang lưu hành có ghi: “Quả trám còn gọi là ô liu…”. Ðây là sự nhầm lẫn vì cây và quả ô liu hoàn toàn khác với cây và quả trám.
Theo: Sức Khỏe & Đời Sống
Leave a Reply