No cũng đau, đói cũng đau là biểu hiện bệnh gì?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Vì những triệu chứng này ngoài những bệnh thường gặp ở dạ dày như tình trạng viêm loét, đó có thể là triệu chứng của các bệnh ác tính như: Ung thư dạ dày, gan mật hoặc tụy…
No cũng đau mà đói cũng đau là những triệu chứng tiêu biểu của bệnh lý dạ dày, căn bệnh phổ biến trong cộng đồng.
Đó là hệ lụy từ cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực công việc, căng thẳng tinh thần, thói quen ăn uống thất thường, dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Bệnh lý dạ dày diễn ra dai dẳng, nếu không điều trị kịp thời, về lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, đặc biệt là chất lượng cuộc sống người bệnh.
BS Trương Thái Minh, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, TP Cần Thơ) cho biết: “Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh đau dạ dày là do bệnh nhân có thói quen hút nhiều thuốc lá; uống nhiều bia, rượu, các thức uống có tính axit cao; thường xuyên nhịn đói hoặc ăn quá no; hay do điều trị thuốc kháng viêm; stress lâu dài và nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (hay còn gọi là vi khuẩn H.P)”. Những nguyên nhân này để lâu sẽ dẫn đến các bệnh dạ dày thường gặp như: Viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản… Các bệnh lý về dạ dày tồn tại lâu dài có thể gây biến chứng nguy hiểm tính mạng con người, vì thế cần chữa trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, khi có triệu chứng đau bụng vùng trên rốn, đau sau khi ăn, đau lúc đói hoặc cảm thấy nóng rát hay buồn nôn thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sớm, nhất là những người trong độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Vì những triệu chứng này ngoài những bệnh thường gặp ở dạ dày như tình trạng viêm loét, đó có thể là triệu chứng của các bệnh ác tính như: Ung thư dạ dày, gan mật hoặc tụy…
BS Trương Thái Minh khuyến cáo, khi có các vấn đề về dạ dày, người bệnh không nên chủ quan, chỉ mua vài liều thuốc uống cho qua cơn mà nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đồng thời trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi người nên giữ gìn cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh nhất là dạ dày, bằng cách tránh các yếu tố có thể gây bệnh viêm dạ dày như: Các thức ăn có độ axit cao hoặc các trái cây có vị chua, không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt là các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Thuốc lá khiến các vết lở loét ở dạ dày có khuynh hướng sâu hơn và khó lành.
Leave a Reply