Những thức ăn cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Đặc trưng của bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng ngưng đọng những giọt lipid trong tế bào gan, chủ yếu là triglycerid.
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, tuy nhiên việc sử dụng các món ăn – bài thuốc có một vai trò rất quan trọng. Vậy những người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Bắp (ngô): Đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Ngô chứa nhiều acid béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô vị ngọt tính bình, có công dụng điều trung kiện vị, lợi niệu thường được dùng cho những trường hợp tì vị hư yếu, chán ăn, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành.
Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình có công dụng ích tì bổ hư, trừ phiền giải khát. Nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan.
Kỷ tử: Có tác dụng ức chế quá trình tích tụ mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.
Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan.
Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Có thể dùng làm rau ăn thường xuyên.
Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng các loại rau và hoa quả tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan; cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi niệu. Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu. Các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen… cũng tốt.
Cần chú ý kiêng kỵ mỡ, não, gan, lòng đỏ trứng, bơ; các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…
Theo y học cổ truyền
Leave a Reply