Những nguyên tắc cơ bản giúp bạn cải thiện nhịp tim ổn định
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Tim đập nhanh thì không tốt nhưng liệu có phải tim đập chậm là khỏe mạnh?
Khoa học chứng minh, tim đập quá nhanh có thể gây nhiều tác hại đến sức khỏe
Nhịp tim quá nhanh sẽ dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm vì nó khiến tim bị phình to, sức tim suy yếu, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Đặc biệt người cao huyết áp thì nhịp tim phải duy trì không được vượt quá 80 lần/phút. Một khi con số này quá 100 lần/phút thì cần nhanh chóng kiểm tra, điều trị.
Muốn giúp nhịp tim “giảm tốc” lại ở mức bình thường, bạn nên chú ý giải tỏa căng thẳng tinh thần và áp lực công việc. Người béo phì nên có chế độ giảm cân khoa học như tăng cường vận động, giảm thức ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ, cai thuốc, rượu bia v.v… Nhịp tim quá nhanh còn có thể do nguyên nhân bệnh lý như viêm nhiễm, sốt, thiếu máu, cường giáp, chức năng tim có vấn đề. Trường hợp này cần có sự can thiệp của y học để cải thiện nhịp tim.
Vậy nhịp tim chậm rãi có phải là tốt cho sức khỏe?
Nhiều người có quan niệm rằng nhịp tim chậm rãi cho thấy sức khỏe càng tốt. Thực tế không phải như vậy. Theo các chuyên gia khoa tim mạch, nếu nhịp tim quá chậm trong thời gian dài có thể là do máu cung cấp về tim không đủ, khiến cho cơ thể bạn bị thiếu máu, thiếu oxi. Lúc này tâm thất phải vận động nhanh hơn để cung cấp máu nhưng ngược lại sẽ tạo thành tình trạng máu hồi lại không đủ, nghiêm trọng có thể gây đột tử, thậm chí là tử vong trong khi ngủ. Nếu nhịp tim và mạch dưới 50 lần/phút thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Vậy một người khỏe mạnh bình thường thì nhịp tim như thế nào mới phù hợp với tiêu chuẩn? Quả tim con người không giống như một chiếc máy lập trình không biến đổi. Vì vậy, tùy độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tính chất công việc thì nhịp tim có thể dao động. Cụ thể có thể chia ra 3 nhóm sau:
Người lớn tuổi thường có nhịp tim chậm hơn đôi chút, thông thường khoảng 55 – 78 lần/phút là ổn định.
Nhịp tim trẻ nhỏ nhanh hơn người lớn, ở trẻ sơ sinh khoảng 110 – 150 lần/phút, trẻ từ 2 tuổi khoảng 85 – 125 lần/phút, trẻ trên 4 tuổi khoảng 65 – 105 lần/phút.
Người trưởng thành khỏa mạnh thì nhịp tim khoảng 60 – 100 lần/phút, nếu ở trạng thái yên tĩnh thì là 70 – 80 lần, ở nữ giới nhanh hơn nam giới.
Những nguyên tắc cơ bản giúp bạn cải thiện nhịp tim ổn định
Điều chỉnh thói quen hít thở
Thực tế thì con người thường hô hấp theo cách “thở từ ngực” chứ không phải từ bụng. Thói quen này khiến lượng oxi bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có phổi, tim.
Chính vì vậy, để giúp nhịp tim ổn định, khỏe mạnh, bạn nên tập thói quen “thở bụng” nhiều hơn. Ngồi thư thả trên ghế, đặt tay lên bụng, hít vào từ mũi sao cho không khí đi theo chiều hướng xuống đến bụng càng nhiều càng tốt, lúc này bụng sẽ có xu hướng phình ra. Sau đó bạn thở ra bằng miệng đẩy không khí ra ngoài, cảm giác giống như đang huýt sáo vậy. Lặp lại nhiều lần và kiên trì mỗi ngày.
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Cuộc sống bận rộn và nhiều mối quan tâm khiến con người dễ rơi vào tình trạng ăn uống, ngủ nghỉ thiếu khoa học. Các thói quen xấu như thức đêm, hút thuốc, bia rượu, vui chơi quá mức luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tim mạch.
Bạn cần có chế độ và thời gian biểu ăn uống đúng giờ, đủ chất và lượng. Đồng thời giấc ngủ cũng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho nhu cầu của cơ thể. Cố gắng giữ tâm trạng luôn vui tươi, thoải mái, học cách giải tỏa căng thẳng để nhịp tim luôn ở trạng thái nhịp nhàng, khỏe mạnh.
Đừng quên xây dựng các mối quan hệ tích cực
Sức khỏe tinh thần luôn đóng vai trò quan trọng đối với trái tim của bạn. Trong khi đó, các mối quan hệ tích cực sẽ đem đến bầu không khí hài hòa, thư giãn cho con người. Không chỉ trong gia đình mà thậm chí ở nơi làm việc hay ngoài xã hội, bạn cũng cần học cách tạo dựng, gắn kết và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.
Leave a Reply