Những loại rau quả có thể chữa chứng hôi miệng
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng, nguyên nhân thường gặp là thiếu vệ sinh răng miệng; do sau khi ăn uống, thức ăn bã bám trong khoang miệng dẫn đến thối rữa lên men hoặc do dùng thức ăn “nặng mùi” như hành, tỏi sống; ngoài ra còn có nguyên nhân từ bệnh khoang miệng và bệnh do viêm nhiễm gây ra.
Một số rau quả có thể chữa chứng hôi miệng
Rau xà lách
Rau xà lách (vừa đủ) rửa sạch, ngâm trong nước muối nhạt giây lát, ăn sống. Ngày ăn vài lần; giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ hôi.
Quả vải
Dùng vài quả vải lột vỏ, ngậm trong miệng mỗi ngày vài lần; giúp phương hương hóa trọc, sinh tân giải khát.
Vỏ bí đao, hạnh nhân, thạch cao sống
Vỏ bí đao 20 g, hạnh nhân 10 g, thạch cao sống 30 g cùng sắc 2 lần, lấy 2 nước trộn lại. Ngày dùng 1 thang; giúp thanh vị nhiệt, trừ hôi miệng.
Lá măng
Lá măng 15 g sau khi sắc, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3-4 lần.
Đu đủ, hoắc hương
Đu đủ 30 g và hoắc hương 6 g cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng ngày 3 lần; giúp thơm miệng trừ hôi.
Vải khô
Vải 2-3 quả bỏ vỏ, hạt. Mỗi tối trước khi đi ngủ, ngậm trong miệng, sáng hôm sau nhả bỏ, dùng liền nửa tháng; giúp sinh tân trừ hôi.
Quả mận – bối lan- lá tì bà
Mận 30 g, bối lan 10 g, lá tì bà 10 g cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát. Ngày dùng 1 thang, sắc 2 lần, hòa lại; giúp trừ hôi tẩy bẩn.
Quất bì
Quất bì 30 g rửa sạch, thái sợi, sắc nước, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, chia dùng vài lần; có tác dụng kiện tì trừ hôi.
Hạt cau (vài hạt)
Hạt cau thường ngậm trong miệng, giúp trừ hôi miệng.
Hạt hoa quế
Hạt hoa quế cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát. Ngày 1 thang, chia vài lần súc miệng. Tác dụng thơm miệng trừ hôi.
Hạt dưa lưới
Hạt dưa lưới 20 g nướng khô, tán nhuyễn, dùng một ít ngậm trong miệng. Ngày 2-3 lần, giúp sinh tân trừ hôi.
Chanh tươi
Chanh tươi 3 quả rửa sạch, gọt lấy vỏ ngoài, ngậm nuốt nước trong miệng, ngày 2 lần; giúp sinh tân giải khát, trừ hôi.
Chanh và dưa leo nằm trong số những rau củ quả có tác dụng trừ hôi, giải khát Ảnh: Hoàng Triều
Dưa leo (dưa chuột)
Dưa leo (tươi vừa) rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uống thay trà, ngày 3 lần. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi, giải khát.
Chanh tươi- mật ong
Chanh 1 kg rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong (lượng vừa đủ) trộn đều. Dùng mỗi lần 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, trừ hôi.
Dưa hấu
Dưa hấu 1 quả rửa sạch, bổ làm đôi, móc ruột vắt nước cốt, dùng làm thức uống. Ngày 1 liều, chia 3-5 lần. Có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trừ hôi.
Hạt dưa hấu
Hạt dưa hấu (lượng vừa đủ) rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Có tác dụng giáng hỏa trừ hôi.
Hạt dưa lưới khô – mật ong
Hạt dưa lưới (lượng vừa đủ) bỏ vỏ, sấy khô, tán nhuyễn, pha mật ong (vừa đủ) trộn đều, ngậm trong miệng sau bữa ăn hoặc bôi trên răng. Có tác dụng thanh nhiệt trừ hôi, sinh tân giải khát.
Lô căn tươi đường phèn
Lô căn 100 g rửa sạch, thái đoạn ngắn, cho vào chén, thêm đường phèn 30 g và một ít nước, tiềm cách thủy, bỏ bã lấy nước, dùng uống thay trà. Ngày dùng vài lần. Có tác dụng giảm vị nhiệt, trừ hôi miệng.
Sơn tra (táo mèo)
Sơn tra (lượng vừa đủ) ngậm trong miệng. Ngày ngậm vài lần; có tác dụng trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.
Ô mai trắng
Dùng quả ô mai (lượng vừa đủ) chưa chín, sau khi ngâm nước muối, sấy khô, dùng ngậm trong miệng sau bữa ăn. Có tác dụng thơm miệng trừ hôi, sinh tân tiêu thực.
Sơn tra, kê nội kim
Sơn tra 30 g (bỏ hột), kê nội kim 30 g nướng khô, tất cả cùng tán bột. Mỗi lần dùng 3-5 g, ngày 2-3 lần; giúp trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.
Những rau quả làm thơm miệng
Lê tươi
Lê 2 quả, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, dùng nước đun để nguội ngâm nửa ngày, dùng uống thay trà. Ngày 1 liều, dùng liền vài ngày.
Cà chua – lá bạc hà – mật ong
Cà chua 15 g và lá bạc hà 9 g, xay nhuyễn, nêm vào mật ong (lượng vừa đủ), dùng làm thức uống.
Hạt bí đao – đại táo – nhục quế – vỏ tùng – mật ong
Đại táo 100 g xay nhuyễn, hạt bí đao 100 g, vỏ tùng 100 g cùng sấy khô, tán mịn, trộn với nhục quế 50 g, thêm mật ong 1 lít chế thành dạng viên, lớn cỡ hạt nhãn. Mỗi sáng và chiều dùng 2 viên.
Lá đậu xanh – hoắc hương
Lá đậu xanh 15 g cùng hoắc hương 10 g sắc nước, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày súc 3 lần.
Trà
Cho một ít trà vào miệng ngậm nhai, sau 3-5 phút nhả sạch. Ngày 2-3 lần, giúp trừ mùi hôi do rượu.
Bưởi
Bưởi 1 quả gọt vỏ, tách múi, ăn cơm bưởi, có tác dụng giải độc rượu và trừ mùi hôi do rượu.
Nguồn: suckhoedoisong
Leave a Reply