Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau má
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương nhanh chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến…
Rau má được biết đến là một loại rau rất tốt cho sức khỏe bởi tính thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, rau má còn rất nhiều công dụng khác mà bạn cần biết. Hãy tìm hiểu thêm những công dụng của rau má trong bài viết sau.
Rau má là loại rau rất dễ trồng, thường dùng làm thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày. Theo Y học cổ truyền rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng ẩm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu…
Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương nhanh chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến…
Một số cách dùng rau má chữa bệnh
Trà rau má thanh nhiệt cơ thể: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Cách dùng: các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30-40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.
Rau má hạ huyết áp: Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre 12g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày. Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc muối cho dễ uống.
Hạ sốt: Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước rồi hòa 10g bột sắn dây, thêm đường.
Chữa ho, viêm họng: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hòa thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần nửa bát cơm, người lớn uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát cơm. Uống liên tục 5-7 ngày.
Chữa mụn nhọt: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào và trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi hẳn.
Chấn thương phần mềm gây phù nề: Rau má tươi 20-30g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống.
Hành kinh đau bụng, đau lưng: rau má khô tán bột, mỗi ngày uống hai thìa cà phê gạt ngang.
Lưu ý: Rau má có tính hàn nên những người mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn không nên dùng như cảm lạnh, thương hàn…
Leave a Reply