Những cách giải nhiệt cho cơ thể vào mùa hè
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Mùa hè nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi. Một số cách làm dưới đây sẽ giúp bạn đọc có những ly nước mát “giải nhiệt” hoặc “thanh lọc” cơ thể.
Chống say nắng, nóng
– Lá tre: Dùng lá tươi có tác dụng hạ nhiệt, chống say nắng, lợi tiểu. Liều dùng 15 – 20g.
– Cúc hoa vàng, có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, chống đau đầu do cảm cúm, tốt cho thị lực. Liều dùng 10 – 12g.
– Hương nhu tía: Dùng tươi hay khô (liều thấp hơn), trị cảm sốt, đau mỏi cơ do cúm, tác dụng ra mồ hôi. Liều dùng từ 10 – 12g.
– Thân cây mía: Có tác dụng hạ nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chống nôn, dùng đun chung với các vị thuốc khác cho dễ uống. Liều dùng 15 – 20g.
Phòng trị bệnh hô hấp (viêm mũi – họng, chống ho)
– Vỏ quýt (trần bì): Tác dụng loãng và tiêu đờm, chống đầy hơi, giảm ho, kích thích tiêu hoá. Liều dùng 8 – 10g.
– Cây thuốc giòi (bọ mắm): Dùng toàn cây tươi, có tác dụng giải khát, trừ đờm, lợi tiểu, chống viêm. Liều dùng 20 – 30g.
– Sâm đại hành: Dùng thân hành (củ) tác dụng chống ho, cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm. Liều dùng 15 – 20g.
Phòng rối loạn tiêu hóa
– Cam thảo nam (cam thảo đất): Toàn cây dùng tươi, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hoá, giải độc. Liều dùng 8 – 12g.
– Sả: Dùng toàn cây tươi hoặc khô, tác dụng kích thích tiêu hoá, chống đầy hơi, cầm nôn. Liều dùng 8 – 10g.
– Gừng: Thân rễ dùng tươi hoặc khô (liều thấp), tác dụng kích thích tiêu hoá, loãng đờm, chống nôn, chống viêm, phòng say tàu xe. Liều dùng 4 – 6g.
– Lá muồng trâu (khi bị táo bón): Dùng lá tươi, có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, lợi tiểu. Liều dùng 10 – 15g.
– Cây mã đề giúp hạ nhiệt, thông tiểu tiện, chống phù thũng. Liều dùng 10 – 20g.
– Râu bắp có tác dụng làm lợi, tăng tiết mật, chống viêm đường tiểu, cầm máu. Liều dùng 20 – 30g.
– Cỏ tranh: Dùng rễ, tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, cầm máu, giảm đau. Liều dùng 20 – 30g.
Tăng sức đề kháng
– Đinh lăng lá nhỏ: Lá có tác dụng tiêu thực, kích thích tiết sữa, chống viêm, tăng sức đề kháng. Rễ được dùng làm thuốc bổ, chống suy nhược. Liều dùng 10 – 20g.
– Lá và quả dâu tằm ăn: Có tác dụng hạ nhiệt, loãng đàm, chống đau mỏi, tăng sức đề kháng, ổn định đường máu. Liều dùng 10 – 20g.
– Bố chính sâm: Dùng rễ tươi hoặc khô, tác dụng hạ nhiệt, giúp tiêu hoá, giải khát, chống ho, tăng sức đề kháng. Liều dùng 15 – 20g.
Liều lượng chung cho mỗi loại dược liệu nếu tươi từ 20 – 30g (khoảng một nắm tay) nếu khô từ 12 – 15g (một nhúm tay); có thể nấu chung khoảng 3 loại dược liệu đun với 2 – 2,5 lít nước sôi còn 1,5 – 2 lít, uống trong ngày, không nên dùng kéo dài từ ngày này qua ngày khác.
Leave a Reply