Những bài thuốc đơn giản chữa rối loạn tiêu hóa do lạnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Tiêu chảy được xem là một phản xạ tốt nhằm thúc đẩy các loại vi-rút đang tấn công đường ruột ra khỏi cơ thể con người. Không nên cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy ngay.
Theo BS Phạm Hinh, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Đông y thì gừng, riềng, ngải cứu là 3 vị thuốc chữa đau bụng do lạnh rất đơn giản và hiệu quả.
Mệt lả người vì cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa
Đang ngủ ngon, cháu Ngọc Anh (ở Giảng Võ, Hà Nội) chợt tỉnh giấc vì bị đau bụng, chạy vào nhà vệ sinh xong đi ra bỗng choáng váng, xây xẩm mặt mũi. Từ lúc đó Ngọc Anh bị đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh ngắt và phải ‘chạy’ vào nhà vệ sinh tới 4 lần trong đêm.
Cùng dãy nhà với Ngọc Anh, bà Lê Thị Bân buổi sáng đi tập thể dục về cũng xây xẩm mặt mày, đau rã mình mẩy và đi ngoài liên tục. Gia đình đánh cảm nhưng cơ thể vẫn đau nhức, bụng trướng căng không ăn uống được và 3 ngày liền đi ngoài không cầm. Đầu tiên thì đi phân lỏng, nhưng tới ngày thứ 3 thì đi ngoài toàn nước, phải đi bệnh viện. Bác sĩ khám và điều trị cho hay, bà bị cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa. Vì để tiêu chảy lâu nên cơ thể mất nhiều nước, phải vào viện tiêm truyền.
Theo ThS Nguyễn Kiên Cường – Ủy viên BCH Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, thời tiết giao mùa như hiện nay rất dễ mắc cảm lạnh kèm buồn nôn, đi ngoài. Khi cơ thể bị cảm lạnh sẽ sinh ra hiện tượng tiêu chảy. Do đó cần có những hành động bảo vệ cơ thể khỏi kiệt sức do tiêu chảy, đồng thời tích cực chữa trị chứng cảm lạnh kịp thời.
Theo các bác sĩ Đông y, tình trạng cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa, dân gian gọi là cảm tả (cảm do phong hàn, gió – lạnh) gây đau bụng, sôi bụng, đầy bụng buồn nôn, có thể sốt, đau đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho hoặc hắt hơi, đau cơ, mỏi mệt, chán ăn, sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh… Chứng này có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất là khi giao mùa. Nguyên nhân thì nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm lạnh (hay bị ban đêm), đi ngoài trời lạnh, tắm muộn, uống nước đá… rất dễ mắc.
Không nên uống thuốc chống tiêu chảy ngay
Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội) cho hay, nhiều người thấy bị tiêu chảy là uống thuốc chống đi tiêu nhiều lần, như thế là không đúng. Bởi tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm đưa chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố, các men do vi khuẩn gây hại tiết ra, thải chất độc ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Khi bị tiêu chảy do cảm lạnh có thể uống nước đường gừng (Ảnh minh họa: Internet)
Tiêu chảy được xem là một phản xạ tốt nhằm thúc đẩy các loại vi-rút đang tấn công đường ruột ra khỏi cơ thể con người. Không nên cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy ngay.
Bác sĩ Duy Anh hướng dẫn, khi bị cảm lạnh có tiêu chảy nên:
– Uống nước đường gừng.
– Xoa dầu làm ấm vùng bụng, vùng rốn.
– Lấy ngải cứu sao vàng và muối rang nóng, đem trộn đều, quấn vào khăn rồi chườm nóng vào chỗ bụng bị đau.
Lưu ý bổ sung lượng nước bị mất bằng cách uống nước gạo rang, oresol… đến khi hết tiêu chảy để bù nước. Do tiêu chảy sẽ rất khát nhưng không nên uống nhanh hết cả cốc nước sẽ vô tình khiến đi ngoài nhiều hơn.
Nếu tiêu chảy quá 2 ngày nên đến cơ sở y tế để được chữa trị. Trường hợp trẻ em tiêu chảy kèm đi ngoài nhiều, bú kém, sốt, nôn liên tục, khát nước dữ dội… cũng cần đi bệnh viện sớm.
Một số bài thuốc đơn giản chữa rối loạn tiêu hóa do lạnh:
Theo BS Phạm Hinh, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Đông y thường dùng gừng, riềng, ngải cứu là 3 vị thuốc chữa đau bụng do lạnh rất đơn giản và hiệu quả. Cụ thể:
+ Gừng ta tươi 1 củ (khoảng 50g) rửa sạch, cắt lát mỏng, sao vàng cho thơm, giã nát, hòa với 1 chén nhỏ nước đun sôi, uống ấm. Có thể cho thêm đường, mật ong (hoặc dùng trà gừng).
– Hoặc nướng củ gừng, đập giập, thêm đường, uống nóng.
– Hoặc dùng gừng già nướng cháy 40g, quế chi 8g, hoắc hương 20g, đại hồi 12g. Tất cả sắc uống khi thuốc còn ấm (phụ nữ có thai không dùng).
+ Củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày.
Hoặc củ riềng 8g, đại táo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống 3-4 ngày.
+ Củ sả, lá tía tô, hoắc hương, gừng khô, mỗi thứ 1 ít nấu với 1/2 lít nước, sắc còn lại 300ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
+ Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc ấm (nên uống trước bữa tối). Dùng liên tục 2 – 3 ngày.
+ Hạt tiêu 2g, gừng khô tán bột 3g. Đem hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.
Nên kết hợp xoa ấm vùng bụng quanh rốn, hoặc lấy bột lá ngải cứu quấn thành điếu, đốt cháy rồi hơ ấm rốn và xung quanh 5 – 10 phút. Vì cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa xảy ra quanh năm, nhất là khi giao mùa, khi trời lạnh, nên trong nhà cần trữ sẵn thuốc để dùng khi cần. Hãy dùng:
Củ sả 30g, vỏ quýt 20g, hương phụ 10g, búp ổi 40g. Sao giòn, tán bột mịn, đóng lọ kín. Người lớn dùng 1 – 2 thìa cà phê/lần; Trẻ em 1/2 thìa cà phê/lần. Uống với nước nóng.
Cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa thì việc dùng thuốc điều trị tùy chứng bệnh, vì vậy cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc cho đúng bệnh.
Leave a Reply