Nhà có bà bầu và con nít mà không biết công dụng của loại cỏ này thật phí
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Trong các bài thuốc Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc chủ trị chính là cao huyết áp, ho lao, thai phụ hỏa nhiệt, động thai, trẻ rôm sảy, thống phong, viêm não truyền nhiễm.
Mang tiếng là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và “cứng đầu” vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á Châu.
Tên gọi thông thường nhất là cỏ mần trầu. Nhưng một số vùng quê khác còn gọi nó là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu hay cỏ dáng. Cỏ này mọc nhiều ở ven đường, ven bờ ruộng hoặc các bãi đất hoang. Rễ của cỏ rất chắc, khỏe và thân cao tầm ngang đầu gối (15-90cm). Mỗi cây cỏ đều có bông, tẻ ngón từ 5-7 nhánh, tủa đều theo vòng tròn. Tất cả bộ phận của cỏ từ rễ đến thân, hoa, quả đều có thể dùng làm thuốc.
Dành cho bà bầu
– Trị chứng cao huyết áp thai kỳ: Lấy cả cây, gồm rễ. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ và cân đúng 50g. Lấy phần cỏ này đi giã nát và hòa với một bát nước sôi. Cuối cùng, vắt lấy nước trong để uống ngày 2 ngày. Vì cỏ đã có vị ngọt tự nhiên nên không cần thêm đường. Nhưng nếu thấy quá khó uống, có thể thêm chút xíu đường.
– Trị động thai, táo bón, lo âu, nôn nghén, đau đầu hoặc tức ngực: Phơi cỏ mần trầu khô, ngày lấy 12 – 16g nấu với 500ml nước, còn lại 300ml và uống ngày 2-3 lần.
– An thai: 8g cỏ mần trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.
– Để sản dịch mau hết: Ngày sắc 50g cỏ mần trầu, lấy nước uống từ 2-3 lần để sản dịch mau hết và cơ thể sạch sẽ từ bên trong.
Ngoài ra, để chống rụng tóc như mưa sau sinh và chữa bệnh sa tử cung, người ta cũng dùng đến cỏ mần trầu.
Dành cho các con
– Trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, nổi ban đỏ, tưa lưỡi: Lấy khoảng 120g cỏ mần trầu tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cho trẻ uống. Nếu là cỏ khô, lấy 20g sắc với 400ml nước, còn 100ml và chia uống ngày 2 lần.
– Trị trẻ bị viêm da, vàng da: Lấy 60g cỏ mần trầu sắc lấy nước cho bé uống hoặc lấy nước tắm. Để tăng công hiệu, có thể tìm cây tổ kén đực (1 loài cây dó) khoảng 30g để sắc nước cùng.
– Trị trẻ bị sốt cao co giật: Lấy 120g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước, còn lại 300ml. Sau đó thêm ít muối và cho bé uống liên tục trong vòng 12 tiếng đầu.
– Trị bé bị cảm, nóng sốt: Lấy 16g cho mỗi loại gồm cỏ mần trầu và cỏ tranh để sắc lấy nước cho bé uống.
Phòng ngừa viêm màng não truyền nhiễm: Mỗi ngày sắc khoảng 30g cỏ mần trầu và cho bé uống liên tiếp trong 3 ngày vào thời điểm dịch viêm màng não xuất hiện. Sau đó, cách 10 ngày lại cho bé uống với liều lượng tương tự.
– Trẻ đái dầm: Lấy 20g cỏ mần trầu, 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa lá nhỏ đem rửa sạch và sắc cho bé uống sau bữa ăn chiều.
– Trị độc trong, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy 50g mần trầu tươi giã lấy nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần.
– Trị viêm gan vàng da: Trẻ có dấu hiệu vàng da do viêm gan, lấy 50g cỏ mần trầu tươi, 20g rễ tổ kiến đực sắc lấy nước uống ngày 3 lần.
– Trị bong gân: Bé vui chơi, chạy nhảy bị té ngã, bong gân, lấy cỏ mần trầu giã nhỏ và đắp trực tiếp lên chỗ bị bong gân. Sau đó dùng vải sạch quấn lại. Sau khoảng 3 ngày trị, trẻ sẽ khỏi.
Ngoài ra còn có công dụng đẹp da, bổ máu và chữa nhiều bệnh
Mịn da mượt tóc
“Đã 10 năm đi qua, tôi vẫn có nhớ y nguyên cái ngày thầy giáo chủ nhiệm gọi tôi ra và mách cho cách dùng cỏ mần trầu uống, rửa mặt để trị trứng cá. Lúc ấy tôi còn là cô học sinh lớp 11, hễ ra ngoài là lấy khăn che, ngồi học cũng lấy tay giữ má vì trên mặt mọc đầy trứng cá. Thầy giáo tôi còn mách dùng nước mần trầu gội đầu làm đen và mượt tóc. Nghe thầy mách thì vừa vui vừa xấu hổ. Nhưng đúng là hiệu nghiệm, mặt tôi nhẵn nhụi dần”. Đó là lời kể của chị Trúc Giang, nhân viên hải quan cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).
Sự thực thì cỏ mần trầu không chỉ là bài thuốc truyền miệng mà nó có tên trong sách dược liệu của nhiều quốc gia. Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo… tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa.
Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi đã viết: cỏ mần trầu là vị thuốc mát, có tác dụng ra mồ hôi, chữa sốt rát, làm mát gan. Nhờ vậy, chúng được dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt mùa hè, thoát mồ hôi làm sạch da, trị trứng cá, sốt cao, co giật… Vì vậy để giải nhiệt, chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trần làm nước uống hoặc kết hợp với rễ cây cỏ tranh. Trong trường hợp mẩn ngứa, nổi mụn nên giã cỏ tươi, vắt nước cốt để uống. Còn người dân quê dùng mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để bóng mượt, ngăn rụng tóc.
Dù một số nước châu Mỹ đang phàn nàn vì cỏ mần trầu có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, gây phiền nhiễu trong các trang trại trồng lạc thì chúng vẫn được các nhà thuốc Đông y ưa dùng. Trong các bài thuốc Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc chủ trị chính là cao huyết áp, ho lao, thai phụ hỏa nhiệt, động thai, trẻ rôm sảy, thống phong, viêm não truyền nhiễm.
Theo GS.Đỗ Tất Lợi, muốn trị cao huyết áp thì dùng 500g rửa sạch giã nát thêm chừng một bát nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước cốt, lọc qua vải mỏng. Uống ngày hai lần vào sáng và chiều, dùng trong một thời gian dài. Để tránh viêm não truyền nhiễm thì pha cỏ mần trầu làm trà uống liên tục 3 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi lặp lại như vậy. Ngoài ra thân mần trầu còn có tác dụng cầm máu nên chúng được giã nát dùng ngoài để cầm máu vết thương.
Leave a Reply