Ngồi thiền đúng cách chữa đau đầu, chóng mặt hiệu quả
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Khi thiền, quan trọng nhất là tĩnh tâm: Tức là làm thế nào để suy nghĩ không bị xáo động. Phải giảm thiểu những suy nghĩ miên man trong đầu một cách từ từ.
Thông thường, đa số các cơn chóng mặt đều do các nguyên nhân như mất ngủ, stress, ăn uống không điều độ, huyết áp thấp… gây nên.
Với tác dụng giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp, tăng cường trí nhớ, điều hòa hơi thở… thiền giúp giải tỏa rất tốt những áp lực về tinh thần cũng như cải thiện giấc ngủ tốt hơn, góp phần loại bỏ những nguyên nhân khiến bạn chóng mặt. Thế nhưng, không phải ai thiền cũng đạt được kết quả, thậm chí còn mắc nhiều loại bệnh như đau đầu, chóng mặt, vẹo cột sống, trầm cảm do tập sai cách, nhất là với những người mới bắt đầu.
3 lỗi cơ bản người tập thiền hay mắc phải
– Khả năng tập trung kém: Yếu tố quan trọng nhất của thiền định chính là tịnh tâm, vì thế khả năng tập trung là một yếu tố tối thiểu để bạn có thể luyện tập thiền đúng cách. Tập luyện cùng với người hướng dẫn là một phương pháp tốt, bởi khi không có người hướng dẫn, người tập càng dễ nghĩ lung tung, tâm trí loạn xạ, lâu dần dẫn đến nhức đầu, căng thẳng.
– Tọa thiền nhưng tư thế không thẳng: thường vẹo sang bên này, bên kia. Nếu tiếp tục duy trì cách thiền ấy thì lâu dài người tập sẽ bị vẹo cột sống.
– Tư thế sai khiến cách thở cũng sai: cách thở cũng là một điều rất quang trọng trong thiền. Thở sai gây loạn khí, tâm trí không linh hoạt, cảm giác không có sự tỉnh táo, sáng suốt lâu dần sẽ sinh ra bệnh tật.
Vậy thiền thế nào cho đúng?
Khi thiền, quan trọng nhất là tĩnh tâm: Tức là làm thế nào để suy nghĩ không bị xáo động. Phải giảm thiểu những suy nghĩ miên man trong đầu một cách từ từ. Mỗi ngày giảm một ít, đến khi trong đầu không còn suy nghĩ những điều khác, bạn sẽ đạt được sự tập trung cần có cho môn thiền định.
Sau tĩnh tâm, thở là yếu tố quan trọng không kém: Khi thiền, người tập phải thở sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Trong thiền, tâm và hơi thở phải đồng thời thực hiện.
Khi tọa thiền, phải thực hiện ở một nơi yên tĩnh: Đừng bao giờ cho rằng bạn có thể đạt được sự tập trung ngay cả những nơi không cho phép. Yếu tố môi trường tác động rất lớn đến kết quả của việc thiền. Để chuẩn bị tọa thiền, người tập nên chuẩn bị đầy đủ cả về không gian tập và những dụng cụ cần có như đệm tập, quần áo bằng vải mềm, không quá chật. Có thể chuẩn bị thêm những bài nhạc nhẹ, giúp bạn tập trung và đi vào trạng thái thiền định dễ dàng hơn.
Cần tập luyện đều đặn, mỗi ngày 1 hoặc 2 lần: Khi mới tập có thể ngồi khoảng 15 phút/lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi đúng tư thế, nhắm mắt, đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hay giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện, giúp người tập đi vào trạng thái thiền định.
Trước khi kết thúc bài tập, cần làm một số động tác để khí huyết lưu thông và ngừa chóng mặt: như dùng 2 tay vuốt nhẹ 2 bên sóng mũi xuống cằm, vuốt ấm vành tai, xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt… Khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi 2 chân và xoay người hoặc lắc cổ qua lại nhiều.
Vì vậy, tốt hơn hết, khi có ý định tập thiền để giảm stress hết chóng mặt, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.. Bên cạnh đó, với những người thường bị chóng mặt tấn công thì nên phòng ngừa thuốc chữa chóng mặt bên mình để có thể cắt cơn chóng mặt nhanh chóng để công việc không bị gián đoạn và hạn chế nguy cơ bị té ngã dẫn đến các chấn thương không mong muốn. Trong số các loại thuốc chữa chóng mặt hiện nay, các chuyên gia y tế đánh giá cao loại thuốc chứa hoạt chất Acetyl-DL-leucine vì cho tác dụng nhanh và an toàn nhất hiện nay.
Chúc bạn sớm tạm biệt chứng chóng mặt!
Leave a Reply