Một số bài thuốc để giải cảm, xoa bóp trị bệnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Đánh cảm, cạo gió được dân gian được ưa chuộng trong trị các chứng cảm mạo. Xin gửi tới một số bài thuốc để giải cảm, xoa bóp trị bệnh.
– Đánh cảm, cạo gió là phương pháp dân gian được ưa chuộng trong trị các chứng cảm mạo. Kienthuc.net.vn xin gửi tới độc giả một số bài thuốc để giải cảm, xông hơi, xoa bóp trị bệnh.
Lá long não, trừng gà, tỏi khô và lá cúc tần.
1. Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất
Thành phần: Trứng gà 4-5 quả, dây chuyền bạc hoặc đồng tiền bạc nguyên chất.
Cách làm: Luộc chín trứng gà bằng nước sôi rồi bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ, nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa rồi bọc bằng khăn hơi dày một chút để không bị xước da. Thực hiện vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng, lưu ý vuốt cho tới khi nào trứng nguội hẳn mới thay quả trứng và đồng bạc khác.
– Nếu bị cảm nắng, đồng bạc sẽ chuyển màu đồng.
– Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen.
– Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, đồng bạc có cả hai màu.
Tác dụng: Có thể dùng cách này để đánh cảm cho tất cả những người bị cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió…
Riêng với phương pháp này thì trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) có thể đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sẽ không sao.
Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
Chú ý: Khi đánh cảm bằng trứng hơi tanh nhưng người bệnh không nên tắm, chỉ nên dùng kem dưỡng da hoặc chút dầu thơm pha nước nóng, nhúng khăn lau sơ người.
Còn đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén, bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại và có thể sử dụng trong lần cạo gió sau.
2. Siro tỏi phòng cảm, cúm
Tỏi kết hợp với rượu có thể phòng cảm cúm
Thành phần: tỏi 500g, giấm 500ml, đường đỏ 500 – 700g.
Cách làm: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn rồi để ra ngoài không khí khoảng 10 phút. Dưới tác động của khí oxy và sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ chuyển hóa thành allicin. Sau đó, đem tất cả cho vào lọ thủy tinh trộn đều ngâm trong 7 ngày mới dùng được. Mỗi lần dùng 2 – 3 thìa cà phê, ngày 2 – 3 lần, uống trực tiếp, pha loãng với nước sôi để nguội hoặc sử dụng như một gia vị trong bữa ăn. Đây là phương thuốc phòng trị cảm cúm có thể dùng liên tục trong năm.
Tác dụng: Theo y học cổ truyền, tỏi hay còn gọi là đại toán có vị cay, tính ôn (ấm), vào 2 kinh can và vị. Nhờ vậy, nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tẩy trừ uế khí, dịch lệ, thông khiếu, tiêu nhọt, rất thích hợp để trị các chứng bệnh băng đới, trùng tích, huyết lỵ, kiết lỵ, tiết tả, phòng trị cảm cúm, hạ áp, lợi tim mạch, hạ cholesterol…
3. Long não với dầu ô liu để xoa bóp
Thành phần: 100g bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián) và 1 lít dầu ô liu (có thể mua loại dùng để trộn salad).
Cách làm: Trộn 100g bột long não với 1 lít dầu ô liu, bảo quản trong chai, lọ thủy tinh có nắp đậy.
Tác dụng: Có thể dùng dầu ô liu pha với long não để xoa bóp, chữa trật hay sưng chân tay và thấp khớp.
4. Xông với nước lá trị cảm lạnh
Thành phần: Lá sả, lá cây dầu huynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu…
Cách làm: Nấu các loại lá trong nồi lớn, bỏ thêm 10-20g bột long não rồi trùm kín chăn xông trong phòng kín gió. Sau khi xông xong, nên chú ý lau khô mồ hôi và mặc quần áo ấm. Khi xông, cơ thể chảy mồ hôi nhiều nên mất nhiều muối đạm nên cần kiêng ra ngoài, tránh bị lạnh trở lại. Uống thuốc cảm hoặc nước trà gừng nóng rồi nằm nghỉ.
Tác dụng: trị cảm lạnh.
6. Đánh cảm bằng cám rang lá cúc tần
Thành phần: Cám gạo, lá cúc tần hoặc ngải cứu.
Cách làm: Bỏ cám vào chảo, rang nóng lên rồi cho lá cúc tần hoặc ngải cứu vào rang cùng cho đến khi lá bắt đầu săn và bốc mùi thơm. Tiếp đó, dùng vải màn hoặc khăn mùi xoa sạch túm chỗ lá vừa rang lại để đánh cảm. Chú ý đánh nhanh tay từ đỉnh đầu xuống, sau đó đánh ở mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, chân tay, lòng bàn chân và tay. Nếu thấy gói cám và lá ngải cứu nguội đi thì có thể đổ ra rang tiếp cho ấm lên rồi tiếp tục đánh.
Với những người bị cảm nặng, đánh cảm theo cách này 2 – 3 lần sẽ đỡ ngay vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
Tác dụng: Trị cảm lạnh.
6. Đánh cảm bằng gừng
Thành phần: 100 gr gừng, rượu trắng.
Cách làm: Gừng giã dập, túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng rồi nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka, rượu gạo trắng là tốt nhất)
Thực hiện thao tác vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân. Cuối cùng, vuốt các vùng cơ thể phía sau, gồm: đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân.
Tác dụng: Trị cảm lạnh
Nguồn: Từ điển bài thuốc Việt Nam
Leave a Reply