Món ăn, bài thuốc chữa bệnh tiểu đường
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường trong mùa hè.
Cá diếc nướng tẩm trà rất tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Cháo bột sắn: bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hòa với nước, cho vào cùng cháo. Dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô.
Cháo ý dĩ: ý dĩ nấu cháo, cho ăn thường ngày. Dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.
Giá đỗ xào: giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ…
Cá diếc nướng tẩm trà: cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Canh lá sen cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều; hoặc dùng cho các trường hợp đái tháo nhạt trong bệnh lý nội tiết.
Tụy lợn hầm củ mài: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái. Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 80g, đậu phụ 80g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Cũng dùng cho bệnh nhân đái nhiều.
Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp âm hư miệng khô khát nước, táo bón, bệnh đái tháo đường.
Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tùy ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề vàng da, tiểu dắt buốt, bệnh đái tháo đường.
Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào xoong, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.
Canh trai rau hẹ: sò trai 150g, rau hẹ 60-120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, bệnh đái tháo đường.
Trai sò luộc: sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt, tiêu, gia vị, dùng hằng ngày. Tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.
Nước bột đậu xanh: đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Nước sắc khổ qua: khổ qua 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Leave a Reply