Mít chữa ăn không tiêu, bồi bổ khí huyết

check Mít chữa ăn không tiêu, bồi bổ khí huyết Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Mít chữa ăn không tiêu, bồi bổ khí huyết Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Mít chữa ăn không tiêu, bồi bổ khí huyết

Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lam., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây gỗ cao 12 – 15 m đến 20 m. Lá hình trái xoan nguyên hay chia thùy về một phía, dài 10 – 20 cm. Cụm hoa đực (dái mít) và cái đính trên thân cây hoặc trên các cành già. Quả to hình trái xoan hay thuôn, dài tới 60 cm và nặng tới 20 – 30 kg hay hơn nữa. Quả mít chín có màu lục vàng, là một loại quả kép gồm nhiều quả bế bao bởi một bao hoa nạc trên một đế hoa chung. Mỗi hốc trên đế hoa là một hạt (thực ra là quả bế) bao bởi một lớp nạc mềm màu vàng (tức là bao hoa).

Phân bố và sinh thái: Mít có nguồn gốc ở miền nam Ấn Độ và Malaysia, hiện được trồng khắp nước ta, trong các vườn gia đình, quanh khu dân cư, trên nương rẫy.

Chế biến làm thực phẩm: Nhân dân ta dùng quả mít còn non để luộc ăn, xào, nấu canh hoặc muối dưa chua; xơ mít tham gia vào thành phần một loại dưa muối chua gọi là nhút (có vùng làm nhút nổi tiếng như nhút Thanh Chương ở Nghệ An); xơ mít chín cũng dùng muối nén ăn được như dưa chua dùng để ăn chấm mắm hoặc nấu canh chua. Chọn quả mít dai chín, bóc lấy múi ăn. Lấy dao cắt những xơ mập, vàng, bỏ xơ nhỏ trắng, rồi cho vào liễn sành, đổ nước vào xâm xấp, thêm một nhúm muối ngâm 3 ngày, xơ mít lên men, ngửi có mùi thơm nồng của mít, nước có vị chua thanh thanh, dìu dịu là được. Vớt xơ mít bỏ vào nồi, cho nước lã vào vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi.

Canh xơ mít nấu với cá nheo hay cá trê mới ngon, nếu không có thì nấu với cá lóc. Khi nồi canh đã nấu sôi kỹ để xơ mít chín gần nhừ, nếm nước xem có đủ độ chua chưa, nếu chưa đủ vị chua chua thanh thanh thì cho thêm nước chua ngâm xơ mít vào, nêm thêm mắm, muối cho vừa khẩu vị, bỏ cá đã làm sạch, cắt khúc vào nồi canh và nấu tiếp cho đến lúc xơ mít mềm nhừ là được. Thêm gia vị hành lá, mùi tàu. Múc canh ra chén, cho thêm tiêu, ớt. Canh có màu đẹp, vị ngọt, chua chua, ăn ngon cơm. Cá múc ra đĩa riêng, chấm với nước mắm ớt tùy theo khẩu vị.

Quả mít chín có các múi to, thơm ngọt, dùng để ăn tươi, làm nước sinh tố, ăn luộc hoặc phơi khô làm rau ăn, làm mứt khô hay ngâm trong xirô để tráng miệng. Người ta đã xác định được tỷ lệ phần trăm của các thành phần chủ yếu trong phần ăn được của mít: nước 72,3, protein 1,7, lipid 0,3, đường tổng số 23,7. Trong 100 g ăn được, có calcium 27 g, phosphor 38 mg, sắt 0,6 mg, natrium 2 mg, kalium 407 mg và các vitamin: tương đương caroten 235 UI, B1 0,09, B2 0,11, P 0,7 và C 9 mg. Cứ 100 g mít sẽ cung cấp cho cơ thể 94 calo.

s HCMD Mít chữa ăn không tiêu, bồi bổ khí huyết

Hạt mít non cũng ăn được, có thể luộc, nướng hay rang chín, phơi khô làm bột; bột này có khi được trộn với bột đậu tương để làm đậu phụ. Lá mít dùng nuôi gia súc, có tác dụng kích thích sự tiết sữa.

Sử dụng làm thuốc: Ăn mít khỏi khát, giã rượu. Uống rượu say mà ăn mít thì tỉnh rượu lại ngay. Hạt mít luộc gây trung tiện, làm cho dễ tiêu. Ăn mít chín với hạt mít luộc vừa ngọt, vừa bùi, khỏi lo đầy bụng, lâu tiêu.

-Phụ nữ đẻ ít sữa, dùng lá mít tươi 40 g sắc uống. Có thể thêm hạt cây gạo (sao vàng) 15 g sắc với lá mít tươi, ngày uống 3 lần, mỗi lần 75 – 100 ml.

Còn có kinh nghiệm giúp bồi bổ khí huyết và thông sữa cho sản phụ: quả mít non gọt bỏ vỏ 100 g, lá sung có tật 100 g, hạt bầu bỏ vỏ sao vàng 100 g, đu đủ non gọt bỏ vỏ 50 g, hạt bắp 10 g; đem nấu nhừ với 1 cái chân giò heo và 100 g gạo nếp, ngày ăn 2 lần.

– Ăn không tiêu, tiêu chảy, dùng lá mít 20 g sao vàng sắc uống. Có thể thêm nam mộc hương 12 g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50 ml.

– Để làm thuốc an thần và trị cao huyết áp, dùng lá mít và vỏ cây mít, mỗi thứ 20 g, sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 50 ml. Quả mít non hoặc dái mít cũng được dùng hầm với chân giò heo và nếp cho phụ nữ sinh đẻ ăn cho nhiều sữa. Dái mít được dùng chữa sa dạ con. Hạt mít còn được dùng chữa ho. Nhựa mít dùng đắp rút mủ mụn nhọt và trừ giun.

Gần gũi với cây mít, còn có cây mít tố nữ, tên khoa học là Artocarpus integer (Thunb.) Merr. (A. champeden (Lour.) Stokes), có múi dính vào cùi và dễ tách rời khỏi bì, nạc dày và thơm, cũng dùng ăn như mít.

Theo

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>