Mật ong và công dụng chữa bệnh tuyệt vời trong Đông y
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Mật ong còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật,thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Mật ong được con người trên khắp thế giới sử dụng trong đời sống làm thực phẩm, y dược, làm đẹp.
Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính tinh luyện và có các tính chất hóa học khác, nên sẽ ngon hơn cho việc làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh vì nó hương riêng biệt và những tác dụng tuyệt vời của nó.
Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và nhiều thành phần khác phụ thuộc vào hoa mà ong mật hút , trong đó có chứa nhiều protid. Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng vào các kinh phế, tỳ, đại tràng; có công năng giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, còn dùng để giải độc thuốc.
Mật ong không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng chống nhiều bệnh.
Lợi dụng đặc tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên, trong các phương thuốc, bài thuốc cổ xưa lẫn hiện đại mật ong đã được sử dụng rất nhiều để trị các bệnh đơn giản tại nhà. Ngoài ra khi kết hợp mật ong với các loại thảo dược, hoa quả và thực phẩm khác có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết thương, giảm bệnh rõ rệt.
Mật ong có thể phối hợp với các vị thuốc khác như ngâm chanh đào hay hoa hồng trắng, tinh bột nghệ, nước gừng, nước cam, dứa… để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, một trong các bệnh được sử dụng nhiều đến có thể kể như: ho, nhiều đờm, ho khan, rát họng, viêm amidal… Táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Ngoài ra dùng mật ong trị tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh, chữa thấp khớp, viêm xoang, nhiệt miệng, giảm stress, cai thuốc lá, làm đẹp…
Ngoài ra, mật ong còn được dùng như một nguyên liệu quý để chế biến một số vị dược liệu cũng như có trong thành phần của nhiều chế phẩm Đông y. Lợi dụng hai công năng chính là kiện tỳ và ích khí phế nên mật ong được sử dụng các vị thuốc có tác dụng quy vào hai kinh tỳ và phế.
Tỳ vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện phân xấu, mạch mềm yếu. Người thể hư, sau khi ốm không điều hòa hoặc bị bệnh lâu mà có chứng nói trên đều dùng được.
Để làm tăng tác dụng quy kinh tỳ (kiện tỳ vị) của các vị thuốc như bạch truật, hoàng kỳ, ta lấy bạch truật hoặc hoàng kỳ thái miếng rồi tẩm mật ong theo tỷ lệ nhất định (thông thường cứ 1kg thuốc khô dùng từ 2 – 2,5kg mật ong đã được pha loãng bằng một lượng nước sạch nhất định). Trộn đều mật ong với thuốc, để khoảng 1 giờ cho ngấm mật đều rồi sao vàng đến khi bên ngoài thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, vị ngọt, hơi đắng, mùi đặc trưng (bạch truật), mùi thơm đặc trưng của mật ong (hoàng kỳ).
Hoàng kỳ, bạch truật được dùng trong phương thuốc Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ (chích mật ong) 200g, cam thảo 100g; đương quy, đảng sâm, bạch truật (chích mật ong), trần bì, thăng ma, sài hồ, mỗi vị 60g cùng với mật ong làm hoàn, uống mỗi lần 15g. Có tác dụng điều bổ tỳ, vị, ích khí thăng dương; dùng trị các chứng tỳ vị hư nhược, trung khí hạ hãm, vô lực, kém ăn, phân sống, nát; các chứng sa giáng: sa dạ dày, tử cung, trĩ…
Để làm tăng tác dụng quy kinh phế (ích khí) của các vị thuốc như ma hoàng, tang bạch bì, tỳ bà diệp… cũng tiến hành chích mật ong với các vị thuốc trên. Ví dụ, ma hoàng là vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, giảm ho, đờm, suyễn tức; sử dụng trong các chứng cảm mạo phong hàn, sốt cao, mồ hôi không ra được… Tuy nhiên khi muốn sử dụng tác dụng giảm ho, bình suyễn của ma hoàng trong các bệnh viêm phế quản mạn tính với các triệu chứng ho nhiều, đờm nhiều, khó thở, ma hoàng sẽ được chích với mật ong. Khi chích với mật ong, tác dụng làm ra mồ hôi của ma hoàng sẽ giảm đi đồng thời tăng tác dụng chỉ ho, bình suyễn.
Bổ khí và kiện tỳ, trong cách chữa và dùng thuốc của Đông y, mặc dù có sự phân biệt nhất định (như dùng sâm, kỳ bổ khí, truật, linh kiện tì) nhưng khí hư và tỳ hư luôn có quan hệ mật thiết với nhau, thường là nhân quả nên trong hai cách chữa bổ khí và kiện tỳ phải vận dụng phối hợp với nhau. Do tỳ vị là “gốc của hậu thiên” cơ năng vận hóa của tỳ vị là nguồn sinh hóa khí huyết của người nên giỏi chữa khí hư thường từ bắt tay vào kiện tỳ trước.
Hơn nữa do vận hóa của tỳ vị không điều hòa, không nghiền kỹ được thủy cốc thật tinh vi nên lúc chữa tỳ vị hư nhược phải có thuốc bổ khí giúp thêm mới giúp được tỳ vị vận hóa được. Sâm, Kỳ vốn thường dùng, lúc cần gia thêm Phụ, Quế để ôn vận tỳ dương. Bài này dù dùng Nhân sâm, Cam thảo bổ khí, Bạch truật, Phục linh kiện tỳ phối với nhau là xử lý theo khí hư, tỳ hư có quan hệ chặt chẽvới nhau, phù hợp cho người tỳ hư khí nhược. Nhưng do sự vật phát triển thường không cân bằng trong lâm sàng có lúc nặng về khí hư,nhưng lúc nặng về tỳ hư thêm cả khí trệ, có khi thiên về thấp đàm nên lúc dùng bài thuốc này cần căn cứ theo tình trạng bênh nặng hay nhẹ, hoãn cấp mà chú trọng kiện tỳ hoặc chú trọng bổ khí mới chữa trúng bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Leave a Reply