Mắc phải ung thư chỉ vì ăn phải thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay. Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh.
Ngoài nguyên nhân do chất lượng thực phẩm kém, việc để đông lạnh quá lâu khiến cho thực phẩm bị phân hủy và “nhiễm” độc tố gây ung thư.
Hiện nay, thực phẩm đông lạnh đã trở thành một mặt hàng chính không chỉ ở các siêu thị lớn mà còn bày bán tràn lan trên thị trường, đặc biệt là ở các chợ lớn, chợ tự phát. Ngoài nguyên nhân do chất lượng thực phẩm kém, việc để đông lạnh quá lâu khiến cho thực phẩm bị phân hủy và “nhiễm” độc tố gây ung thư. Điều này chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số người mắc bệnh ung thư trong thời gian gần đây.
Thịt đông lạnh hôi thối được bày bán tràn lan
Ăn thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc có thể gây ung thư (Ảnh minh họa)
Trên cả nước, liên tục phát hiện hàng loạt vụ vi phạm an toàn thực phẩm có liên quan đến loại thịt đông lạnh. Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 33 (QLTT – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với các lực lượng chức năng quận Bắc Từ Liêm kiểm tra kho đông lạnh phía sau chợ đầu mối Minh Khai, phát hiện gần 1 tấn sườn lợn, thịt lợn đông lạnh đã ôi thiu, bốc mùi hôi thối và xuất hiện nấm mốc, được cất giữ trong kho chờ tiêu thụ.
Đáng nói, nhiều sản phẩm trong lô hàng được đóng gói với nhãn mác thịt lợn chăn nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả kiểm tra của cơ quan thú y cho thấy, toàn bộ lô hàng đều không bảo đảm điều kiện để lưu thông trên thị trường. Ông Phan Duy Vĩnh, Đội trưởng Đội QLTT số 33 cho biết, bằng cách không đóng dấu ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì khi lưu kho, chủ hàng hoàn toàn có thể đóng dấu vào thời điểm xuất kho, khiến người tiêu dùng lầm tưởng là hàng mới sản xuất. Tuy nhiên, chủ hàng cho rằng đây là lỗi sơ suất và chỉ cần có tem xác nhận của cơ quan thú y là đủ. Hiện toàn bộ số thịt lợn đã bị cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy.
Không chỉ ở Hà Nội, rất nhiều địa điểm khác như TP.HCM hay Bình Dương…mặt hàng thực phẩm cũng được rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng nhưng chưa hề có ai quan tâm đến chất lượng thực sự của chúng. Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Hoàng Oanh (TP. HCM) chia sẻ: “Tôi thường mua các thực phẩm đông lạnh như thịt, cá về chế biến. Tôi nghĩ rằng đã là thực phẩm đông lạnh thì không thể có chuyện ôi, thiu được nên khi chế biến hoàn toàn yên tâm”. Thế nhưng ngoài dự đoán của chị Oanh cũng như nhiều người tiêu dùng khác, tiết lộ với chúng tôi, một tiểu thương ở chợ Tân Long, thị xã Dĩ An, Bình Dương chia sẻ: “Các mặt hàng tôi bán đa phần là thực phẩm đông lạnh như cá viên, bò viên, thịt gà, mực…. Mặt hàng thực phẩm đông lạnh sau khi mua về được đem cất giữ trong tủ lạnh, tủ đông để bán trong vài ngày. Nhưng cũng có khi để được cả mấy tuần, chỉ khi có mùi lạ thì mới đem vứt bỏ”.
Mẹo nhận biết và sử dụng thực phẩm đông lạnh an toàn
Khi được đông lạnh, khác với thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng khó tìm thấy bất cứ một dấu hiệu phân hủy hay ngửi thấy mùi chua, mùi hôi… hoặc sản phẩm đó mềm hay cứng. Cũng chính vì lí do này, nhiều người tiêu dùng chủ quan cho rằng khi chế biến chỉ cần nêm nếm đủ gia vị là sẽ át được mùi của thịt đông lạnh sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng rất nhiều người không biết rằng thực phẩm đông lạnh để quá lâu hoặc không đảm bảo chất lượng rất có hại cho sức khỏe.Theo nghiên cứu mới nhất tại Nigeria, thực phẩm đông lạnh có chứa độc tố gây ung thư. Đặc biệt là thịt đông lạnh, chúng chứa độc tố gây ung thư rất cao. Ngoài nguyên nhân do chất lượng thực phẩm kém, việc để đông lạnh quá lâu khiến cho thực phẩm bị phân hủy và “nhiễm” độc tố gây ung thư. Điều này chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số người mắc bệnh ung thư trong thời gian gần đây.
Không chỉ sử dụng thực phẩm đông lạnh ngoài chợ mới có hại cho sức khỏe mà ngay cả việc mua và cất trữ đồ ăn đông lạnh quá lâu của nhiều bà nội trợ cũng vô cùng nguy hiểm. Có rất ít người biết rằng việc mua và sử dụng đồ đông lạnh để lâu, quá hạn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Bởi thực phẩm đông lạnh để quá lâu không những làm mất chất dinh dưỡng mà còn tích tụ chất vô cùng độc hại cho cơ thể; chúng chứa nhiều mầm mống gây bệnh trong đó bao gồm virus, vi khuẩn, các chất độc hại. Trường hợp nếu người sử dụng để thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh quá lâu, vi khuẩn còn làm phân hủy thức ăn. Vì thế, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, tiêu chảy cấp… do ăn đồ ăn đông lạnh lâu ngày.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo: “Khi sử dụng thực phẩm đông lạnh người tiêu dùng phải thật cẩn trọng. Bên cạnh việc lưu ý rằng sản phẩm phải có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y thì khi mua thịt bò, thịt gà… đông lạnh ngoại nhập, người tiêu dùng không nên mua hàng đã được người bán lấy ra khỏi tủ lạnh và bày bán ở bên ngoài vì khi không còn được bảo quản ở nhiệt độ đã quy định thì nguy cơ không đảm bảo vệ sinh thực phẩm rất cao”. Theo BS Trần Văn Ký – phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật thực phẩm VN, đối với thực phẩm đông lạnh, chỉ có thể nhìn bằng cảm quan và kinh nghiệm của người tiêu dùng chứ không có một thang điểm cụ thể nào để dễ dàng nhận biết thực phẩm đó hư hay không.
Cần cẩn trọng khi chọn thịt đông lạnh để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)
Trước hết có thể kiểm tra nhiệt độ thực phẩm. Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ – 18 độ C trở xuống. Người mua có thể nhìn vào các đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên các tủ bảo quản. Đồng hồ không đảm bảo nhiệt độ đó có nghĩa là thời gian bảo quản ngắn đi, và không đảm bảo an toàn. Sau khi kiểm tra hết những thông tin này, người tiêu dùng có thể kiểm tra thực phẩm bên trong bằng cách nhìn qua bao bì. Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng đóng khuôn rất ngay ngắn, không lộn xộn. Những thực phẩm đông lạnh không được đóng khuôn công nghiệp, mà sử dụng cách đóng thủ công, sẽ không có gói nào giống gói nào. Thực phẩm tan đông rồi lại được đông lại, cũng chẳng có gói nào giống gói nào. Đây là hai phương cách đóng gói không chuẩn về kỹ thuật và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không dùng thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau.
Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay. Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi đã đưa thực phẩm đông lạnh về nhà: Xả đông ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, chúng ta có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh, và chế biến ngay.
Leave a Reply