Kháng kháng sinh đang đe dọa sức khỏe toàn cầu, nếu mắc phải 3 bệnh này thì đừng nên dùng kháng sinh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Jeffrey Linder, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Y Feinberg, 71% những người bị viêm phế quản được kê thuốc kháng sinh khi tới khám bác sĩ. Trên thực tế, điều này hầu như là không cần thiết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ít nhất có khoảng 30% trường hợp bác sĩ kê thuốc kháng sinh là không cần thiết.
Do tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng gia tăng, một phong trào về việc tránh sử dụng loại thuốc này đối với một số vấn đề sức khỏe đã xuất hiện những năm gần đây. Trước sự kiện này, không ít người cảm thấy khó chịu do họ từng lạm dụng kháng sinh khi điều trị cảm lạnh và đau họng thông thường. Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra loại thuốc này chẳng hề có tác dụng ngăn ngừa virus tấn công.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ít nhất có khoảng 30% trường hợp bác sĩ kê thuốc kháng sinh là không cần thiết.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, đây là một trong số các loại thuốc liên quan đến phản ứng phụ nghiêm trọng dễ khiến người bệnh phải nhập viện nhất.
Brad Spellberg, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc Trung tâm y tế Los Angeles cho hay, muốn khỏi bệnh nhanh là nguyên nhân chính khiến mọi người lạm dụng thuốc này. Về phía bác sĩ, vì khó phân biệt các triệu chứng của bệnh do virus và vi khuẩn gây nên, một số người đã chẩn đoán nhầm đồng thời kê sai thuốc.
1. Viêm phế quản
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Jeffrey Linder, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Y Feinberg, 71% những người bị viêm phế quản được kê thuốc kháng sinh khi tới khám bác sĩ. Trên thực tế, điều này hầu như là không cần thiết.
Chuyên gia Linder cho biết: “Sau 40 năm thử nghiệm, chúng tôi hoàn toàn khẳng định thuốc kháng sinh không thể giúp chữa khỏi bệnh viêm phế quản cấp tính”.
Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản – 2 bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đường thở
ĐỌC NGAY
Vấn đề sức khỏe này có thể gây ra bởi virus, thay vì vi khuẩn như mọi người lầm tưởng. Các triệu chứng viêm phế quản thường là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm trùng, chứ không phải do nhiễm trùng gây nên.
Virus gây viêm rồi khiến cơ thể bạn tạo ra chất nhầy màu xanh hoặc vàng trong họng, từ đó phát triển tạo nên những cơn ho dai dẳng. Đây là hiện tượng rất bình thường, giống như mọc sẹo lúc lành vết thương. Khi bị nhiễm trùng phổi, cơ thể bạn phải mất một thời gian để hồi phục.
2. Viêm xoang
Trên thực tế, 90-98% trường hợp viêm xoang ở người lớn là do virus gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thuốc kháng sinh thậm chí không thể chống lại vi khuẩn hiếm gặp.
Một nghiên cứu vào năm 2012 trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy, sự phục hồi của bệnh nhân được điều trị bằng amoxicillin trong 10 ngày không khác mấy so với những người dùng giả dược.
Priya Nori, chuyên gia y khoa kiêm người đứng đầu Chương trình quản lý kháng sinh tại Trung tâm y khoa Montefiore cho biết, nếu không dùng thuốc, người bệnh cần mất từ 7-14 ngày để hồi phục. Các triệu chứng sẽ dần dần cải thiện sau vài ngày. Chỉ có khoảng 2% tỷ lệ bệnh tiến triển nặng hơn và người bệnh phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm bàng quang thường do nhiễm trùng gây nên, nhưng nếu bạn không bị sốt, đó có thể bắt nguồn từ hiện tượng dị ứng hoặc kích ứng từ vòi rửa hoặc thuốc. Các triệu chứng khó chịu đến mức rất nhiều người lựa chọn uống kháng sinh ngay lập tức. Shusterman, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tiết niệu tại Tổ chức NY Urology ở thành phố New York cho biết, hầu hết mọi người bắt đầu dùng loại thuốc này trước khi biết mình bị nhiễm trùng.
Theo Betsy Foxman, tiến sĩ, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng trực thuộc Đại học Michigan, mặc dù thường do vi khuẩn gây ra, phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đều không gây biến chứng và sẽ tự khỏi mà chẳng cần kháng sinh can thiệp.
Một nghiên cứu của Đức đã chỉ ra, 39% phụ nữ nhận thấy các triệu chứng biến mất vào ngày thứ tư tính từ thời điểm mắc bệnh, 70% khác rơi vào ngày thứ bảy. Với nhóm sử dụng thuốc, 56% phụ nữ cảm thấy tốt hơn vào ngày thứ tư và 82% vào ngày thứ bảy.
Một số loại thuốc như Pyridium, Azo và Uristat có thể giúp làm dịu niêm mạc niệu đạo, giảm đau khi đi tiểu. Uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên cũng hỗ trợ cơ thể bạn nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn.
Leave a Reply