Gừng gió chữa chứng tê chân lạnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Gừng gió còn gọi là riềng gió; ngải xanh; mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi); ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng giềng; phong khương, khinh keng (Tày); khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp).
Tên khoa học Zingber zerumbe (L) sm, họ gừng (Zingiberaceae). Là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, nơi đất ẩm ướt, mát ở bìa rừng hay dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.
Cây gừng gió cao khoảng từ 1 – 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Khi còn non củ màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài, đầu nhọn, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi nhạt, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông… Hoa ra vào tháng 5 – 6, cụm hoa dài từ 30 – 60cm, phủ đầy vảy, mép có mang lông, hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen có áo hạt mềm màu trắng.
Người ta đã phân tích thành phần của gừng gió thấy chứa nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Trong tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocyclic, sesquiterpen seton, zerumbom chiếm 37,5%. Chất Zerambom là thành phần chính của tinh dầu gừng gió có khả năng ức chế sự phát triển của Micrococus Pyogenes Vas, Aureus và Mycobacterium, Tusberculosis.
Đông y cho rằng gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào… Ngoài ra củ gừng gió có tác dụng điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần nghĩa là chứng xơ gan cổ trướng ấy không do viêm gan siêu B, C hay ung thư. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng cơ địa khác nhau, có người thích ứng, người không. Do đó khi sử dụng trị liệu cần thận trọng và phải xét nghiệm xem và siêu âm xem có phải là viêm gan siêu B hay C hoặc ung thư để tránh tình trạng sử dụng không hợp lý.
Sau đây là những phương thuốc trị liệu các bệnh chứng tiêu biểu từ gừng gió để tham khảo và có thể áp dụng.
* Chữa trúng gió bị ngất: Lấy thân củ gừng gió 20 – 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống.
* Chữa chứng tê chân lạnh: Dùng gừng gió giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.
* Trị chứng suy dinh dưỡng: Lấy thân rễ gừng gió xắt mỏng với lượng từ 40 – 50g tươi hay đã sấy khô cho vào 650ml rượu cao độ (40 – 45 độ), ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 3 ly nhỏ (chừng 15 – 20ml) khai vị vào trước bữa ăn. Không sử dụng cho người bị xơ gan cổ trướng.
* Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo (Strobilanthes flaccidifolius Nee, thuộc họ ô rô – Acanthaceae. Khi lá được chế biến khô gọi là Thanh đại) rồi đắp vào vết thương băng giữ.
* Chữa xơ gan cổ trướng: Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng không sao vàng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ. Sau khi uống thuốc gừng gió chừng 1 đến 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê thế là có tác dụng. Tuy nhiên trong suốt thời gian sử dụng thuốc cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.
Leave a Reply