ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

check ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

(Tiếp theo phần 1)
Các bệnh gồm , Bạch băng, Xích , , , , , Đới ngũ sắc, , . Mời mọi người theo dõi chi tiết từng bệnh như sau:

1.BẠCH ĐỚI
Bạch đới là từ dùng để chỉ một thứ nhớt màu trắng, dẻo, kéo dài như sợi từ trong âm đạo chảy ra. Tương đương với khí hư của y học hiện đại.
Nguyên nhân:
Do Phong hàn hoặc Thấp nhiệt làm thương tổn.
Nhưng phần nhiều do rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận.
Các thể lâm sàng triệu chứng điều trị và ý nghĩa bài thuốc.

-Thể Tỳ hư: Tỳ hư nên thấp thổ bị hãm xuống, Tỳ tinh không giữ được để tạo vinh huyết mà chảy xuống, chất trắng nhờn.
Triệu chứng: xuất hiện lượng đới nhiều, uể oải. Sắc da vàng, chân tay lạnh, chân phù, tiêu lỏng. Nếu kèm Can uất hóa nhiệt, thì chất đới dẻo dính hôi, màu vàng, tiểu đỏ sẻn và đau.
Phép trị: Sơ Can giải uất, kiện Tỳ.
Bài thuốc sử dụng: Bài Hoàn đới thang (Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Bạch truật 16g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 6g, Thương truật 12g, Bạch thược 12g, Sài hồ 16g, Trần bì 8g, Xa tiền tử 8g, Kinh giới (sao đen) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ý nghĩa bài thuốc:
Bạch truật Kiện Tỳ táo thấp
Đảng sâm Bổ tỳ kiện vị, ích khí sinh tân
Cam thảo Ôn trung, điều hòa các vị thuốc
Thương truật Kiện tỳ táo thấp
Bạch thược Liễm âm, dưỡng huyết, bình can
Sài hồ Phát tán phong nhiệt, giải uất
Trần bì Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm
Xa tiền tử Thanh nhiệt, lợi niệu
Kinh giới (sao đen) Phát hãn, khu phong

-Thể Thận hư:
Kỳ kinh bát mạch thuộc Thận kinh, khi Thận tinh suy thì đới mạch giọt xuống.
Triệu chứng: xuất hiện lượng đới ít, màu trong, lai rai, rỉ rả. Sắc mặt xanh bạc, tinh lực yếu, đầu choáng. Nếu kèm Thận dương suy sẽ tiểu nhiều lần, đầu choáng, yếu mỏi lưng gối.
Phép trị: Bổ Thận, tráng dương, ích tinh.
Bài thuốc sử dụng: Bài “Nội bổ hoàn” gồm các vị thuốc Lộc nhung, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hoàng kỳ, Quế nhục, Phụ tử chế, Tang phiêu tiêu, Bạch tật lê, Phục thần, Sa uyển tật lê, Tử uyển nhung. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 – 12g với rượu hâm ấm, uống trước bữa ăn.
Ý nghĩa bài thuốc:
Lộc nhung Bổ thận dương, bổ tinh huyết
Thỏ ty tử Bổ can thận, cố tinh
Nhục thung dung Ôn bổ thận dương, nhuận trường
Hoàng kỳ Bổ khí, thăng dương khí của tỳ, tiêu viêm
Quế nhục Trừ âm hư ở hạ tiêu, bổ mệnh môn hỏa
Phụ tử chế Tán hàn, chỉ thống
Tang phiêu tiêu Cố tinh sáp niệu, liễm hãn chỉ đới
Bạch tật lê Bình can cố sáp, trừ thấp
Phục thần Chỉ kinh quý, an tâm thần
Sa tật lê Bình can, khử thấp
Tử uyển nhung Khử thấp, chỉ thống, bổ huyết, tiêu đàm

đới hạ a ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

-Thể Khí uất:
Triệu chứng: Lượng đới xuống khi nhiều khi ít, tinh thần không thoải mái. Ngực sườn tức, đau vú, chóng mặt, hồi hộp, ợ hơi, nôn, ăn ít, rêu lưỡi bạc nhờn. Mạch huyền hoạt.
Phép trị: Sơ Can, lý Tỳ, giải uất, thanh nhiệt.
Bài thuốc sử dụng: Bài “Tiêu dao tán” gồm các vị thuốc Đương quy (sao) 30g, Bạch linh 30g, Thược dược (sao rượu) 30g, Sài hồ 30g, Bạch truật (sao) 30g, Chích thảo 16g, Bạc hà, Ổi khương. Sắc uông ngày 1 thang.
Ý nghĩa bài thuốc:
Đương qui, Bạch thược để dưỡng huyết, nhu can.
Sài hồ để sơ can giải uất
Bạc hà hỗ trợ và giúp tác dụng sơ tán
Bạch thược cam thảo bồi bổ tỳ thổ
Ổi khương hợp với Đương qui, Bạch thược có tác dụng điều hòa khí huyết.
Bài này chủ yếu là thuốc sơ can, giải uất, Nếu can mộc bị uất mà được giải thì hết bệnh. Hơn nữa can mộc bệnh dễ phạm đến tỳ thổ, vì vậy phải phối hợp với thuốc bổ Tỳ để kiện vận. Lamg cho Tỳ thổ mạnh lên để ức chế sự chèn ép của can mộc… Bài này còn phối hợp dùng thuốc dưỡng huyết, hòa doanh, bổ can. Như vậy bài này vừa bổ vừa trị cho cản Can lẫnTỳ. Bài này được lập ra rất chu đáo, trong lâm sàng rất hay dùng

-Thể Phong hàn:
Triệu chứng: Lượng đới nhiều, màu trong như nước. Sợ lạnh, chi lạnh, tiểu trong dài.
Phép trị: Ôn tán hàn tà.
Bài thuốc sử dụng: Bài Ngô thù du gia vị (Chứng trị chuẩn thằng) gồm Đương quy 8g, Nhục quế 8g, Ngô thù du 8g, Đơn bì 8g, Bán hạ 8g, Mạch môn 8g, Phòng phong 4g, Tế tân 4g, Can khương 4g, Phục linh 4g, Mộc hương 4g, Chích thảo 4g, Cao bản 4g.
Ý nghĩa bài thuốc:
Đương quy đê Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh
Nhục quế để Bổ hỏa mệnh môn, dẫn hỏa quy nguyên, trừ hàn tích
Ngô thù du để Ôn trung, tán hàn, giải uất
Đơn bì để Tả phục hỏa, bình tứ hỏa
Bán hạ để Hóa đờm, giáng nghịch, trừ thấp
Mạch môn để Thanh tâm, nhuận phế, chỉ khái
Phòng phong để Phát biểu, trừ thấp
Tế tân để Tán phong, hành thủy khí, khai khiếu
Can khương để Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch
Phục linh để Hành thủy, lợi thấp nhiệt
Mộc hương để Hành khí, kiện tỳ, khai uất, giải độc
Chích thảo để Ôn trung, điều hòa các vị thuốc
Cao bản để Tán phong hàn

 ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

-Thể Thấp nhiệt:
Triệu chứng: Lượng đới nhiều, chất đới nhờn, màu đục tanh hôi, ngứa âm hộ. Tiểu không thông, choáng váng, mệt mỏi. Rêu lưỡi dày nhờn. Mạch nhu.
Phép trị: Thanh nhiệt, hóa thấp.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Long đởm tả can thang gồm Long đởm thảo 4g, Trạch tả 4g, Xa tiền tử 2g, Mộc thông 2g, Sinh địa 2g, Sài hồ 4g, Đương quy 2g, Sơn chi 2g, Hoàng cầm 2g, Cam thảo 2g.
Ý nghĩa bài thuốc:
Long đởm thảo tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu
Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ vị đắng, tính hàn để tả hỏa.
Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả thanh lợi thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt thoát ra qua đường tiểu.
Can là tạng chứa huyết, can kinh có nhiệt thì âm huyết sẽ bị tổn thương, vì vậy dùng Sinh địa, Đương quy để lương huyết, ích âm.
Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở kinh can
đới hạ d ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

-Thể Đàm thấp:
Triệu chứng: Lượng đới ra nhiều, giống như đàm. Người béo bệu, uể oải, choáng váng, ngực đầy tức, bụng nặng nề, ăn ít, đàm nhiều, nôn ọe. Lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn. Mạch huyền hoạt.
Phép trị: Kiện Tỳ, hóa đàm, táo thấp.
Bài thuốc sử dụng: Bài Lục quân tử thang gia vị gồm Đảng sâm 12g, Bạch linh 8g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 8g, Bán hạ chế 8g, Khiếm thực 12g,, Liên nhục 12g, Kim anh tử 12g.
Ý nghĩa bài thuốc:
Nhân sâm Đại bổ nguyên khí
Bạch linh Lợi niệu, thẩm thấp, bổ tỳ
Bạch truật Khử ôn, kiện tỳ, táo thấp
Cam thảo Cam ôn ích khí, bổ trung hòa vị
Trần bì Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm
Bán hạ chế Giáng khí nghịch, tiêu đờm thấp
Khiếm thực Bổ thận kiện tỳ, cố tinh sáp niệu
Liên nhục Cố tinh, bổ tỳ, dưỡng tâm
Kim anh tử Cố tinh, sáp niệu
đới hạ c ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

-Thể Hư hàn:
Triệu chứng: Lượng đới ít, sắc trong, kéo dài không dứt. Sắc mặt xanh, tinh lực yếu, chi lạnh, choáng váng, hồi hộp, đoản khí. Rêu lưỡi mỏng. Mạch trì vị.
Phép trị: Thăng dương, hòa vị, ích tinh.
Bài thuốc sử dụng: Bài Cố chân thang (Đông Viên Phương) gồm Sài hồ 40g, Chích thảo 6g, Đảng sâm 12g, Càn khương 8g, Trần bì 12g, Hoàng cầm 12g, Quỳ hoa 8g, Uất lý nhân 8g.
Ý nghĩa bài thuốc:
Sài hồ Phát tán phong nhiệt, giải uất
Chích thảo Ôn trung, điều hòa các vị thuốc
Đảng sâm Bổ tỳ, kiện vị, ích khí
Can khương Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch
Trần bì Kiện tỳ, lý khí, hóa đàm
Hoàng cầm Giải độc tiêu thũng
Quỳ hoa Khai uất, giải độc
Uất lý hoa Khai uất, lý khí

-Thể Hư nhiệt:
Triệu chứng: Bạch đới lâu ngày, miệng đắng, họng khô đau. Ngũ tâm phiền nhiệt, hồi hộp, lo sợ. Lưỡi hồng, rêu nẻ. Mạch hư tế, sác.
Phép trị: Tư âm, thanh nhiệt.
Bài thuốc sử dụng: Bài Sài cầm tứ vật thang (Hòa tễ cục phương) gồm Sinh địa 20g, Đương quy 8g, Xuyên khung 12g, Bạch thược 12g, Sài hồ 12g, Hoàng cầm 8g.
Ý nghĩa bài thuốc:
Sinh địa Bổ âm, thanh nhiệt, lương huyết
Đương quy Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh
Xuyên khung Hành khí, hoạt huyết, giảm đau
Bạch thược Liễm âm, dưỡng huyết, bình can
Sài hồ Phát tán phong nhiệt, giải uất
Hoàng cầm Giải độc, tiêu thũng

huyết áp thấp1 ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ  CÁC BỆNH ĐỚI HẠ (Phần 2)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>