Đại táo kiện tỳ dưỡng vị
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Đại táo – Ziziphus jujub Mill. var. inermis (Bunge) Rehd., thuộc họ Rhamanaceae. Vị ngọt, tính ấm, đi vào kinh tỳ, vị. Về công năng có tác dụng dưỡng vị, kiện tỳ, ích huyết, cường tráng. Trên lâm sàng, thường dùng Đại táo chủ trị các chứng như tỳ vị hư nhược, khí huyết bất túc, thiếu máu vàng da, ho khạc phế hư, tứ chi mất sức, viêm gan, tăng huyết áp. Những bài thuốc hay từ Đại táo gồm:
Điều trị suy dinh dưỡng thể phù: Đại táo 0,5 kg, đậu đen 0,5 kg. Đại táo, đậu đen lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến nhừ, cô đặc dạng cao lỏng, mỗi sáng, chiều dùng 1 lần.
Điều trị lỵ trực khuẩn cấp và viêm ruột: vỏ cây táo già vừa đủ. Rửa sạch, để ráo, phơi khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1,5 g, ngày 3 lần, trẻ em giảm liều.
Điều trị thiếu máu: Đại táo 15 g, Long nhãn 9 g, đường đen 30 g. Đại táo và Long nhãn rửa sạch, cùng đường đen cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến đặc, dùng cả bã, ngày 1 lần, dùng lâu dài.
Điều trị xuất huyết dưới da: Đại táo 30 – 60 g, rửa sạch, dùng ăn, ngày 3 lần, dùng liền nửa tháng, hiệu quả tốt hơn.
Điều trị đau dạ dày: rễ táo tươi 100 g, lưỡi heo 1 cái. Đại táo, lưỡi heo lần lượt rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến thịt nhừ.
Điều trị hư lao phiền muộn, mất ngủ: Đại táo 20 trái, đầu hành 2 cọng. Đại táo, đầu hành rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị vã mồ hôi biểu hư: Đại táo 12 trái, Ô mai 10 g, Tang diệp 12 g, Phù tiểu mạch 15 g. Các dược liệu lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị cholesterol cao: Đại táo, rễ rau cần mỗi thứ vừa đủ. Đại táo, rễ rau cần lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị thủy thũng, tiểu ít: Đại táo vừa đủ, dùng ăn thường xuyên.
Điều trị vị dương bất túc: Đại táo 1 kg, gừng tươi 250 g, Quế chi tán mịn 80 g, bột mì rang 400 g. Đại táo và gừng tươi xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh chín, vớt ra, tán nhuyễn, thêm bột Quế chi, bột mì rang trộn đều, làm thành bánh nhỏ, cho vào lò nướng khô, dùng làm điểm tâm ăn tùy ý.
Điều trị viêm thận: Đại táo 5 trái, Xích tiểu đậu 90 g, Mộc tặc thảo 15 g, Rễ cỏ tranh tươi 15 g, Phù bình 15 g. Đại táo, Xích tiểu đậu, Mộc tặc thảo, Rễ cỏ tranh tươi, Phù bình lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh chín, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị đau bụng hư hàn: Đại táo 7 trái, Quế chi 9 g, Bạch thược 18 g, Cam thảo 6 g, gừng tươi 5 lát, Đương quy 9 g, Hoàng kỳ sống 12 g. Các vị thuốc lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị suy dinh dưỡng sau sinh: Đại táo 30 g, trứng gà 1 trái, gừng tươi 4 lát, đường đen 30 g. Các vật liệu cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước, ăn táo, ngày 1 lần, dùng liền 15 – 30 ngày.
Điều trị đau khớp: rễ táo 50 g, Ngũ gia bì 25 g, hai thứ lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị suy nhược cơ thể: Đại táo 30 g, mỗi tối ăn 1 lần, dùng lâu ngày đạt hiệu quả.
Điều trị suy nhược sau bệnh, mặt vàng: Đại táo nấu cao lỏng 1 muỗng canh, mỗi sáng và chiều dùng 1 lần, thích hợp dùng lâu dài.
Phương pháp chế biến: Đại táo 0,5 kg, đường trắng 0,5 kg. Đại táo bỏ hột, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh thành dạng cao, thêm đường trắng, trộn cho hòa tan thì hoàn tất.
Điều trị đau thắt ngực: Đại táo 2 trái, Ô mai 1 trái, Hạnh nhân 7 trái. Các dược liệu cùng giã nhuyễn, nam giới uống với rượu, nữ giới uống với giấm.
Điều trị nôn ói trào ngược: lá táo phơi khô 50 g, Hoắc hương 25 g, Đinh hương 10 g, gừng tươi 1 lát. Các vị thuốc cùng tán mịn, mỗi lần dùng 10 g, thêm 1 lát gừng tươi, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị tỳ vị hư nhược, mỏi mệt mất sức: Đại táo 20 trái, rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước.
Điều trị viêm phế quản mạn: vỏ cây táo chế thuốc phiến (mỗi viên 150 mg), mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
Điều trị người già suy nhược, tiêu lỏng: vào mùa thu, đông, hàng ngày ăn táo; hoặc ăn cháo Đại táo.
Điều trị chứng giảm bạch cầu: Đại táo 16 trái, vỏ lụa đậu phộng 10 g. Đại táo và vỏ lụa lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến đặc thì dùng.
Điều trị viêm gan cấp tính: Đại táo và đường phèn vừa đủ, đậu phộng 30 g. Đậu phộng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp, bỏ bã, lấy nước, thêm Đại táo, đường phèn ninh tiếp, dùng trước khi đi ngủ, khi đàm thấp nặng, thêm Ý dĩ 30 g ninh chung, ngày 1 lần, 1 tháng là 1 liệu trình.
Điều trị thở ngắn; đầy bụng; tiêu lỏng; thiếu máu sau khi sinh: Đại táo nấu chín ăn, mỗi ngày 10 trái.
Điều trị sa hậu môn: Đại táo 120 g, giấm 250 ml. Táo cùng giấm cho vào nồi đất, bắc lên bếp, ninh đến khi giấm cạn, ăn táo.
Theo yhoccotruyen
Leave a Reply