Công dụng trị bệnh không ngờ từ cây cát lồi trong Đông Y
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả được lưu truyền với thần dược mang tên cây cát lồi. Loaiof cây này có nhiều công dụng hiệu nghiệm như: điều trị các bệnh thường gặp như đau lưng, viêm thận, xơ gan,… .
Cây cát lồi thường mọc ở đâu?
Cây cát lồi có tên khoa học là Costus speciosus hay còn gọi là họ mía dò (Costaceae). Cây này mọc chủ yếu ở miền núi và được bán ở nhiều nơi trong nước.
Cây cát lồi có hình dạng như thế nào?
Cây cát lồi là loài thân cỏ, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, có khi phân cành. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Mùa ra hoa khoảng tháng sáu đến tháng tám, ra quả khoảng tháng chín đến tháng mười một.
Cây cát lồi có thể sử dụng như thế nào và hiệu quả ra sao?
Bộ phận có thể dùng được của cây cát lồi là: thân rễ, được thu hái quanh năm, thường cất giữ bằng cách phơi hoặc sấy khô. Cát lồi còn dùng được cả ngọn và cành non. Thân và lá thường dùng làm thuốc, đọt có thể ăn được.
Cây cát lồi có nhiều công dụng hữu ích như: chống viêm, chữa các bệnh như sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngọn và cành Công dụng trị bệnh không ngờ từ cây cát lồi trong Đông Y non còn tươi nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức. Về mặt khoa học, chưa có công trình nghiên cứu để xác định rõ phạm vi chữa bệnh.
Công dụng thân rễ của cây cát lồi Rhizom Costu
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaixia, mọc hoang ở nhiều nơi trong các lùm bụi, trên các gò đất, chỗ đất ẩm mát. Có thể trồng bằng đoạn thân, mầm của thân, thân rễ và hạt. Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, tỉa bớt rễ, thái nhỏ, đồ chín và phơi khô.
Cây thường thu hoạch trong tự nhiên là chính củ được sắt nhỏ phơi khô đóng gói để bảo quản sử dụng chữa bệnh
Thành phần hóa học: Trong thân rễ có chủ yếu là các hydrat cacbon, các chất albuminoid. Từ rễ khô chiết được các chất diosgenin, tigogenin và một số saponin khác. Thân rễ Mía dò có thể là một nguồn chiết xuất diosgenin.
Tính vị, tác dụng: Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ấn Ðộ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.
Cây cát lồi thường dùng chữa:
– Viêm thận thuỷ thũng, xơ gan;
– Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu;
– Bệnh ho gà;
– Giảm niệu;
– Ðái buốt, đái dắt;
– Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.
Liều dùng: 3-10g có thể đến 8-16g sắc uống, có thể nấu cao uống. Thân rễ được dùng ngoài trị bệnh mày đay, mụn nhọt sưng đau và viêm tai giữa. Có thể giã nhỏ đắp sưng tấy hoặc nấu nước tắm rửa trị mẩn ngứa.
Lá lon của cây dùng như một loại rau sống thường ăn kèm với bánh xèo.
Ở Ấn Ðộ, người ta còn dùng rễ trị rắn cắn. Có nơi nhân dân dùng cành lá tươi đem nướng, vắt lấy nước hay giã lấy nước chữa đau tai, đau mắt.
Cách dùng cây cát lồi:
– Điều trị viêm thận cấp, phù nề: Thân rễ cây mía giò khô 15g (tươi 30g) đun với 1 lít nước uống hàng ngày.
– Điều trị viêm gan xơ gan cổ trướng: Cây cát lồi khô 10g, nhân trần 15g, quả dành dành (chi tử)10g, lá bồ công anh 10g sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 1,5 bát nước, chia làm 2 lần sáng và tối. Cho bệnh nhân uống sau bữa ăn 15 phút.
– Điều trị bệnh eczema, mẩn ngứa, nổi mề đay: Lấy một nắm lá và thân cây mía giò tươi (khô) đun nước lấy nước tắm và bôi trực tiếp vào bên những vùng da bị mẩn ngứa hoặc eczema.
– Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu rắt): Rễ mía giò (củ cát lồi) khô 10g, râu ngô 10g, lá mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày.
– Điều trị chứng viêm tai, viêm mắt: Dùng ngọn cây mía giò tươi nướng cho nóng lên rồi ép lấy nước nhỏ trực tiếp vào tay hoặc vào mắt. Làm liên tục cách trên khoảng 3 đến 4 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ có hiệu quả.
Leave a Reply