CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 13) LOẠI LÝ KHÍ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(tiếp kỳ 12)
9. CHỈ THỰC
Tên khoa học:Fructus Aurantii immaturus
Nguồn gốc: Quả non phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae).
Dược liệu thu hái trong nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, đại trường
Hoạt chất: Neohesperidin, naringin, rhoifolin, lonicerin, vitamin C
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ.
Dược năng: Thông khí, giáng khí, trừ tích, trừ đàm
Công dụng: Thuốc giúp tiêu hoá, chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu, chữa ho, lợi tiểu, ra mồ hôi.
Chủ trị:
– Khó tiêu biểu hiện như chướng và đầy thượng vị, dạ dày và đau thắt lưng: Dùng Chỉ thực với Sơn tra, Mạch nha và Thần khúc.
– Đầy, chướng bụng, trung tiện và táo bón: Dùng Chỉ thực + Hậu phác và Đại hoàng.
– Tỳ và Vị kém trong việc vận hoá biểu hiện như đầy, chướng thượng vị và bụng sau khi ăn: Dùng Chỉ thực với Bạch truật trong bài Chỉ Truật Hoàn.
– Ứ thấp nhiệt ở ruột biểu hiện như lỵ, và đau bụng: Dùng Chỉ thực với Đại hoàng, Hoàng liên và Hoàng cầm trong bài Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn.
– Đàm đục phong bế lưu thông khí ở ngực biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực, đầy thượng vị và buồn nôn: Dùng Chỉ thực với Giới bạch, Quế chi và Qua lâu trong bài Chỉ Thực Giới Bạch Quế Chi Thang.
– Sa tử cung, hậu môn và dạ dày: Dùng Chỉ thực với Bạch truật và Hoàng kỳ.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng 6-12g mỗi ngày, dưới dạng thuốc sắc.
Chú ý:Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Khí suy, vị hàn không dùng
10. CHỈ XÁC
Tên khác: Thanh bì.
Tên khoa học: Fuctus Aurantii immaturus
Nguồn gốc: Quả già phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae).
Dược liệu có trong nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh đại trường, tỳ, vị
Hoạt chất: Neohesperidin, naringin, rhoifolin, lonicerin, vitamin C
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ.
Dược năng: Tán ứ, hành khí, lý khí, giáng khí, hóa đàm
Công dụng: Thuốc giúp tiêu hoá, chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu.
Chủ trị:
– Trị ăn không tiêu, cam tích, đầy hơi, ợ hơi. Dùng để xổ các thức ăn không tiêu, ứ đọng trong đường ruột. Dùng với các vị bổ khí có thể chữa sa nội tạng.
– Trị đàm trọc ngăn trở, tức ngực do khí không thông
Cách dùng, liều lượng:
Dùng 6-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng
11. ĐẠI PHÚC BÌ
Tên khác: Vỏ cau khô
Tên khoa học: Semen Arecae
Nguồn gốc: Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).
Cây được trồng khắp các miền nước ta.
Tính vị: Vị cay, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh đại trường, tiểu trường, tỳ, vị
Hoạt chất: Arecoline, pararecoline
Thành phần hoá học chính: Tanin (50%), dầu béo (10%), alcaloid (3%).
Dược năng: Lợi thủy, lý khí, tán ứ, trừ thấp
Công dụng: Chữa sán, giúp tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cước khí sưng đau.
Chủ trị:
– Trị ăn không tiêu, cam tích, ợ hơi, trường vị có thấp dùng với Hậu phác, Trần bì.
– Lợi tiểu, trị phù thũng nhẹ dùng với Phục linh bì, Can khương bì.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường phối hợp với hạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.
Ghi chú:
Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì là thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng toàn thân, nhất là bụng.
Kiêng kỵ:
– Không dùng trong trường hợp khí suy
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply