Công dụng chữa bệnh mùa hè của các loại trà dược
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Chè đắng còn gọi ba chạc. Ba chạc vị đắng, mùi thơm của họ cam, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi sữa, giảm đau, sát khuẩn, chỉ ngứa, dùng trị các bệnh.
Y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã công nhận trà là một dược liệu tốt cho sức khỏe.
Y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã công nhận trà là một dược liệu tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng là nước giải khát, giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực, chúng còn là những vị thuốc hay giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng.
Chè vằng: Chè vằng vị hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, dùng trị các bệnh:
Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, hoặc đau bụng kinh: dùng riêng dưới dạng thuốc sắc, hoặc phối hợp với ích mẫu, hương phụ, bạch đồng nữ, đồng lượng, sắc uống ngày 1 thang.
Phụ nữ bị áp-xe vú, sau đẻ kém ăn, da xanh…: chè vằng sắc uống trước bữa ăn, ngày 2-3 lần.
Viêm gan vàng da, tắc mật: dùng riêng, hoặc phối hợp với nhân trần, chi tử… hoặc lấy cây tươi giã nát rồi đắp vào chỗ sưng đau.
Chè đỏ ngọn còn gọi là chè bông, vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng giúp tiêu hóa, ăn ngon miệng. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu, điều kinh và giải nhiệt, nhất là trong mùa hè.
Chè vằng, chè đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Chè đắng còn gọi ba chạc. Ba chạc vị đắng, mùi thơm của họ cam, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi sữa, giảm đau, sát khuẩn, chỉ ngứa, dùng trị các bệnh:
Dùng làm thuốc bổ và thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh: chè đắng ngày 8-16g sắc uống.
Trị viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: chè đắng 8-16g, sắc uống.
Trị ngứa, ghẻ, lở, chốc đầu… lấy lá tươi, sắc nước tắm.
Chè cay hay còn gọi là chè đồng, tràm dùng trị các bệnh:
Cảm mạo phong hàn (cảm lạnh) với triệu chứng: ho đờm, suyễn, tức ngực, tiêu hóa kém; làm cho huyết mạch lưu thông tốt hơn, nhất là phụ nữ sau khi sinh; trị phong thấp và đau dây thần kinh: dùng 10-20g lá tươi, hoặc 5-10g lá khô, sắc uống trong ngày.
Lá tràm sắc nước rửa vết thương, mụn lở, loét, các vết ngứa do côn trùng cắn.
Tinh dầu tràm chế dạng dầu xoa, trị cảm mạo, đau đầu, ho, ngạt mũi.
Ngoài các loại chè nói trên, nhân dân các vùng còn dùng nhiều loại cây chè khác với các tác dụng khác nhau, như chè mồng 5 tháng 5 (âm lịch), tức cây đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchiensis Lour.) để trị nhọt vú, mẩn ngứa, mụn nhọt, hoặc tiêu chảy lâu ngày…; chè bọt (cây bòn bọt (Glochidion eriocarpum Champ) trị dị ứng, nhất là dị ứng sơn, mẩn ngứa, phù thũng…
Theo YHCT
Leave a Reply