Công dụng chữa bệnh của quýt gai
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo Đông y, quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, rắn cắn… Quả, lá, rễ và vỏ cây đều có thể dùng làm thuốc.
Quýt gai còn gọi là quýt rừng, độc lực, cam trời, mến tên, tửu binh lặc. Đây là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo.
Theo Đông y, quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, rắn cắn… Quả, lá, rễ và vỏ cây đều có thể dùng làm thuốc.
Chữa phong thấp, đau xương, đau mình: Rễ quýt gai 16g, phối hợp với thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với rượu trong nhiều ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Có thể nấu thành cao rồi pha rượu uống.
Chữa đinh râu: Rễ quýt gai và bã rượu (lượng 2 thứ bằng nhau) giã nhỏ, hơ nóng, đắp hàng ngày.
Chữa đau răng, sâu răng: vỏ rễ quýt gai cắt nhỏ, nhai với muối, ngậm trong 5 phút, rồi nhổ nước.
Chữa ho do phong nhiệt: Vỏ rễ quýt 20g, vỏ rễ dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g). Ba thứ thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
Chữa kiết lỵ: Vỏ thân quýt 20g, vỏ quả lựu 20g, vỏ quả chuối hột 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
Chữa sưng tấy, ứ huyết: Lá quýt 40g, chia 2 phần, một phần đem phơi khô, sao vàng, sắc uống, một phần để tươi, giã nát, đắp lên chỗ bị thương. Làm liên tục trong 3-4 ngày.
Leave a Reply