Công dụng chữa bệnh của cây cà độc dược
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cây cà độc dược vị cay, tính ôn, có độc. Tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Được dùng để chữa ho, hen, chống co thắt trong bệnh dạ dày và ruột, cắt cơn đau, say sóng hoặc nôn khi đi tàu xe. Dùng ngoài, đắp mụn nhọt để giảm đau nhức.
Cây cà độc dược có tên khoa học là Datura metel L., Họ Cà – Solanaceae hay cây cà độc dược có tên khác là Mạn đà la. Có công dụng chữa bệnh bất ngờ, mà nhiều người thường bỏ qua.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cà độc dược
Cà độc dược có 2 loại; một loại hoa trắng, thân xanh, cành xanh; một loại hoa đốm tím, cành và thân tím. Cây Cà độc dược đều là loại cây nhỏ, mọc hàng năm, cao từ 1 – 2m. Toàn thân gần như nhẵn, có nhiều chấm nhỏ. Cành và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc cách nhưng ở gần đầu cành trông như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng, ngọn lá nhọn, phía đáy lá hơi hẹp lại. Hoa đơn, mọc ở kẽ lá, khi hoa héo một phần còn lại trở thành quả, giống hình cái mâm. Loại hoa tím có quả hình cầu, có gai, khi chín có màu nâu nhạt. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, như Phú Thọ, Vĩnh Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Bộ phận dùng, chế biến của cây cà độc dược: Hoa và lá cây cà độc dược phơi hay sấy khô. Hái lá khi cây sắp ra hoa.
Công dụng, chủ trị cây cà độc dược
Cây cà độc dược vị cay, tính ôn, có độc. Tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Được dùng để chữa ho, hen, chống co thắt trong bệnh dạ dày và ruột, cắt cơn đau, say sóng hoặc nôn khi đi tàu xe. Dùng ngoài, đắp mụn nhọt để giảm đau nhức.
Liều dùng: Dùng dưới dạng bột lá hay bột hoa hoặc dùng lá hay hoa phơi khô, thái nhỏ quấn điếu hút như thuốc lá. Liều dùng 1 – 1,5g/ngày. Dạng rượu Cà độc dược tỷ lệ 1/10; 0,5 – 3,0g ngày cho người lớn; 0,1g/5 giọt cho trẻ em, 2 – 3 lần/ngày.
Chú ý:
+ Không dùng cho người có thể lực yếu.
+ Toàn cây có độc, khi dùng thấy có triệu chứng ngộ độc, phải dừng ngay. Nếu bị ngộ độc biểu hiện giãn đồng tử, làm mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, khô môi họng, đến mức không nuốt được. Chất độc tác dụng vào hệ thần kinh, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng, sau đó hôn mê, tê liệt và chết.
Giải độc và điều trị: Đây là tình trạng ngộ độc Atropin. Khi ngộ độc đường tiêu hóa phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể: Gây nôn, rửa dạ dày bằng nước chè đặc (đối với người lớn). Ủ ấm, giữ yên tĩnh cho người bệnh. Có thể dùng thuốc an thần nếu vật vã, kết hợp trợ sức nếu có biểu hiện bơ phờ, mệt mỏi. Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Trường hợp ngộ độc nặng phải chuyển cấp cứu kịp thời.
Y học cổ truyền dùng bài thuốc sau để điều trị ngộ độc cà độc dược ở mức độ nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc sau cấp cứu bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm: Vỏ đậu xanh 400g, Kim ngân hoa 200g, Liên kiều 100g, Cam thảo 10g. Sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát: uống dần từng ngụm làm nhiều lần cho đến lúc hết triệu chứng ngộ độc.
Leave a Reply