Công dụng chữa bệnh của các loại rau thơm trong vườn
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.
Không chỉ giúp hương vị món ăn thêm hấp dẫn, các loại rau thơm còn được biết đến với tác dụng chữa trị và ngăn ngừa một số căn bệnh thường gặp.
Bạn có thể kết hợp mỗi loại rau thơm này với những thực phẩm khác nhau để tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe. Tuy nhiên, trước đó nên tìm hiểu xem những loại rau thơm và thực phẩm nào nên kết hợp với nhau và kết hợp như thế nào để chúng có thể phát huy công dụng một cách tối đa, hạn chế những tác dụng phụ nhé.
Dưới đây là 14 loại rau thơm chữa bệnh được dùng trong hằng ngày mà các bạn nên tham khảo?
1. Lá tía tô
Theo Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
2. Rau diếp cá
Theo thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh của nó. Tinh dầu này chính là công dụng quý của diếp cá. Lá và phần thân bò trên mặt đất của nó có những chất kết hợp cùng với tinh dầu mang tác dụng điều trị bệnh.Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
3. Húng tây trị bệnh về tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ
Húng tây có tính chất nhuận tràng và là liều thuốc công hiệu chữa trị chứng đau đầu, mất ngủ. Tinh dầu trong lá húng có tác dụng chống viêm đường tiêu hóa và các khớp, cũng giúp lợi tiểu và chống lão hóa.
Bạn có thể sử dụng những cọng húng tươi để trang trí món ăn, làm salad cà chua, ăn cùng súp, trứng và các món cơm khác.
4. Ngò tây trị táo bón và các bệnh về thận
Trong số các loại thảo mộc có lợi cho sức khỏe, ngò tây cũng rất giàu chất chống oxy hóa và giúp giảm chứng viêm thận. Ngò tây lợi tiểu (tăng lưu lượng nước tiểu) và chữa táo bón khá hiệu quả. Loại cây này cũng được xem như liều thuốc bổ cho cơ thể vì ngò tây giàu vitamin K- một loại vitamin tốt cho xương.
Hãy thêm loại rau thơm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn khi chế biến các món trứng chiên, khoai nghiền, cá và các món cơm, thịt hoặc chả… Ngoài ra, bạn còn có thể nhai một vài cọng ngò tây cuối bữa ăn để phòng ngừa hôi miệng và “tiếp sức” cho quá trình tiêu hóa.
5. Bạc hà “xoa dịu” chứng căng thẳng thần kinh, rối loạn chức năng dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Tinh dầu bạc hà có tính năng khử trùng và sát khuẩn, làm giảm chứng khó tiêu, ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích và rối loạn chức năng dạ dày. Nó cũng giúp hệ thống thần kinh khỏe mạnh, làm giảm đau đầu. Bạn có thể trộn bạc hà cùng nước sốt, tương ớt hoặc sữa chua hay ăn kèm với các món ăn “chuộng” gia vị như cà ri bò, gà.
6. Rau mùi tốt cho người bị mất ngủ và lo lắng
Hạt mùi sớm đã được sử dụng để điều trị chứng lo lắng, mất ngủ và còn có khả năng an thần. Rau mùi tươi cải thiện trí nhớ đồng thời giúp giảm các triệu chứng dị ứng, thương hàn, chống vi khuẩn chống nấm. Rau mùi cũng được xem như chất giải độc hữu hiệu trong các trường hợp ngộ độc các chất như chì hay thủy ngân.
Bên cạnh đó, các lợi ích khác của rau mùi còn có điều hòa nồng độ insulin, giảm lượng cholesterol trong máu và và giảm đau đầu. Rau mùi phát huy công dụng mạnh nhất khi cho vào món ăn ngay trước khi ăn, tránh đun quá lâu dẫn đến việc nhiệt lượng trong đồ ăn làm giảm tác dụng của loại rau thơm này.
7. Cỏ xạ hương trị hen suyễn, cảm lạnh, viêm phế quản, ho và cúm
Công dụng làm sạch chất nhầy của xạ hương được ứng dụng để chữa các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho, cảm cúm và viêm xoang. Loại rau thơm này còn có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa giống như một loại thuốc bổ.
Bạn có thể chế biến món trà xạ hương để trị các bệnh về cổ họng bởi chúng có thành phần chống viêm. Món thịt cũng sẽ ngon và dễ tiêu hóa hơn nhờ loại gia vị này.
8. Cây hương thảo chống viêm và các loại bệnh về gan
Trong thành phần có chứa chất chống oxy hóa, cây hương thảo có khả năng kháng viêm và sát trùng. Ngoài tác dụng chống viêm, nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh gan và bệnh tim.
Bạn có thể thêm một nhánh hương thảo vào tách trà để uống hay súc miệng vào sáng sớm để chữa lành các bệnh răng miệng và viêm họng. Hương thảo cũng chứa một loại tinh dầu có tác dụng xoa dịu thần kinh và ổn định dạ dày. Ngoài ra, hương thảo còn giúp ngăn ngừa rụng tóc và cải thiện trí nhớ.
9. Rau thì là chữa rối loạn dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu
Lợi tiểu và kháng khuẩn, thì là rất hữu dụng khi điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang. Thêm vào đó, loại thảo dược này còn giúp chống viêm đường tiêu hóa và trị bệnh rối loạn dạ dày. Nó cũng giúp điều hòa lượng đường trong máu và giảm lượng cholesterol.
Bạn có thể sử dụng cùng lúc cả hạt và cây thì là tươi để nâng cao hiệu quả. Loại rau thơm này thường đi cùng các món ăn hải sản, xà lách, khoai tây và các món luộc. Thậm chí bạn còn có thể chế biến món trà thì là.
10. Cây xô thơm chữa đau khớp, mồ hôi trộm và các triệu chứng mãn kinh
Cây xô thơm đặc biệt mang lại ích lợi cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt có tác dụng giảm các triệu chứng mãn kinh. Cây xô thơm cũng có hiệu quả nhất định trong việc điều trị đau khớp, ra nhiều mồ hôi và đau bụng. Chất chống oxy hóa trong cây xô thơm giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Xô thơm có thể dùng trong trà, thêm vào các món sald, súp và nhồi thịt.
11. Mùi tàu
Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa…
12. Sả (cỏ chanh)
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
13. Lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
14. Đinh lăng
Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Leave a Reply