CÔNG DỤNG CÂY THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 10) LOẠI DƯỠNG ÂM
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(Tiếp theo kỳ thứ 9)…..
9. NỮ TRINH TỬ
Tên khoa học: Ligustrum lucidum Ait. Fructus Ligustri Lucidi
Bộ phận dùng: quả chín.
Bào chế: Thu hái vào đông chí, hầm và phơi nắng hoặc chưng rượu dùng.
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính mát.
Qui kinh: Vào kinh Can và Thận.
Hoạt chất: Oleanolic acid, nuzhenide, ligustroside, oleropein, betulin, lupeol, salidroside, ursolic acid, palmitic acid, ursolic acid, rutin, quercetin
Tác dụng: bổ Can và Thận, an ngũ tạng, mạnh lưng gối, thanh nhiệt, minh nhĩ mục.
Chủ trị: Trị lưng, đầu gối mỏi yếu, răng lung lay, làm đen râu tóc, sáng tai, sáng mắt.
Ứng dụng lâm sàng:
– Dùng trong nhãn khoa: giảm thị lực, hoa mắt có biểu hiện can thận âm hư thì dùng lục vị địa hoàng thang gia nữ trinh tử 12g, câu kỉ tử 12g.
– Dùng trị thận âm hư: đầu choáng mắt hoa, lưng gối nhức mỏi, chân tay vô lực, tóc bạc sớm thì phối hợp với nhục đậu khấu, phá cố chỉ, thỏ ty tử, hoặc dùng nhị chí phương (nữ trinh tử và hạn liên thảo).
– Can Thận âm hư biểu hiện như tóc bạc sớm, giảm thị lực, khô mắt, ù tai, đau và mỏi vùng thắt lưng và gối.
– Âm hư và nội nhiệt: Dùng Nữ trinh tử với Địa cốt bì, Mẫu đơn bì và Sinh địa hoàng.
Liều dùng: 10-15g.
Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém hoặc dương suy.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị suy yếu, dương hư không nên dùng
10. QUY BẢN
Tên khác: Quy giáp, Yếm rùa, Mai rùa.
Tên khoa học:Carapax et Plastrum Testudinis
Nguồn gốc: Mai và yếm đã phơi hay sấy khô của con Rùa đen (Chinemys reevesii Gray.), họ Rùa (Testudinidae).
Tính vị: Vị mặn, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, tâm, tỳ
Hoạt chất: Calcium salts
Thành phần hoá học chính: Chất keo, lipid, muối calci.
Dược năng: Dưỡng âm tiềm dương, bổ thận mạnh xương, thanh huyết nhiệt, dưỡng tâm, cầm máu đường tiểu
Công dụng: Chữa đau nhức xương, di tinh, khí hư, bạch đới, còn dùng chữa băng huyết, trẻ em gầy yếu.
Chủ trị:
– Can dương vượng do can thận âm hư biểu hiện mệt mỏi, cảm giác căng đau ở đầu, thị giác mờ dùng Quy bản với Bạch thược, Ngưu tất, Thạch quyết minh và Câu đằng.
– Gân cốt kém được nuôi dưỡng do âm bị hao tổn bởi bệnh có sốt biểu hiện chuột rút và co giật bàn tay bàn chân: Quy bản với A giao, Thục địa hoàng và Mẫu lệ.
– Can thận âm hư biểu hiện đau lưng mỏi gối, yếu gân cốt dùng Quy bản với Ngưu tất, Long cốt và Thục địa hoàng.
– Âm hư hỏa vượng biểu hiện sốt về chiều, ho ra máu, ra mồ hôi trộm, di mộng tinh dùng Quy bản với Thục địa hoàng trong bài Ðại Bổ Âm Hoàn.
– Rối loạn thần trí do âm huyết hư biểu hiện mất ngủ, hay quên, hồi hộp và hoảng hốt: Quy bản với Long cốt, Thạch xương bồ, Viễn chí.
– Âm hư huyết nhiệt biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và nước tiểu có máu dùng Quy bản với Thục địa hoàng và Hạn liên thảo.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-24g dạng thuốc sắc, viên hay bột (sao cát cho giòn, tán thành bột). Nấu thành cao (Cao qui bản): ngày uống 10-15g, chia làm 3 lần.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng
11. MIẾT GIÁP
Tên khác: Mai ba ba.
Tên khoa học: Carapax Trionycis
Nguồn gốc: Dược liệu là mai con Ba ba (Trionyx sinensis Wiegmann.). họ Ba ba (Trionychidae).
Tính vị: Vị mặn tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can
Hoạt chất: Gelatin, collagen, colloid, keratin, iodine, vitamin D
Thành phần hoá học chính: Keratin, iod, vitamin D, muối khoáng.
Dược năng: Tư dưỡng can âm, thanh can nhiệt, tiêu ung
Công dụng: Làm thuốc bổ dưỡng, chữa đau nhức xương, huyết áp cao, trẻ em co giật, phụ nữ bế kinh, ung nhọt.
Chủ trị:
– Can phong nội động, bệnh có sốt giai đoạn cuối, phần âm và tân dịch bị hao tổn hoặc gân cơ không được nuôi dưỡng biểu hiện run tay, chuột rút và co giật, mạch Tế Sác, lưỡi khô, rêu lưỡi ít: Miết giáp hợp với Mẫu lệ, Thục địa, A giao và Bạch thược.
– Phần âm và tân dịch hư hao ở giai đoạn cuối của bệnh có sốt biểu hiện sốt về đêm, buổi sáng sốt hạ, không ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít: Miết giáp hợp với Thanh hao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh Hao Miết Giáp Thang.
– Âm hư nội nhiệt biểu hiện sốt về chiều và ra mồ hôi trộm: Miết giáp hợp với Ngân sài hồ và Ðịa cốt bì.
– Sốt rét mạn tính kèm với vô kinh biểu hiện đau và cứng nghi bệnh, khối cứng chắc ở vùng bụng và thượng vị: Miết giáp phối hợp với Tam lăng, Nga truật, Mẫu đơn bì và Ðại hoàng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-30g, dạng thuốc sắc, bột, cao.
Chú ý:
Người ăn không tiêu, đi lỏng, phụ nữ có thai không dùng.
Kiêng kỵ:
Âm thịnh dương suy, phụ nữ có thai không dùng
12. HẮC CHI MA
Tên khác: Hạt vừng đen, hạt mè đen
Tên khoa học: Semen Sesami
Nguồn gốc: Hạt già phơi khô của cây Vừng (Sesamum indicum L.), họ Vừng (Pedaliaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương để lấy hạt làm thực phẩm.
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Lignans, sesamin, sesamdin, sesamol, vitamin E, pedaliin, chất đạm, planteose, sesamose, cytochrome C
Thành phần hoá học chính: Dầu béo (50%), protein (20%).
Dược năng: Ích tinh, bổ huyết, nhuận trường
Công dụng: Chữa can thận yếu , váng đầu hoa mắt, tê bại chân tay, đại tiện táo kết.
Liều Dùng: 10 – 30g
Chủ trị:
– Suy nhược và thiếu máu biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt và bạc tóc sớm. Dùng Hắc chi ma với Tang diệp trong bài Tang Ma Hoàn.
– Táo bón do khô ruột: Dùng Hắc chi ma với Đương qui, Nhục thung dung và Bá tử nhân.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng
13. THẠCH HỘC
Tên khoa học: Herba Dendrobii
Nguồn gốc: Vị thuốc là thân phơi hay sấy khô của cây Thạch hộc (Dendrobium sp.), họ Lan (Orchidaceae).
Cây mọc bám vào các cây gỗ to, hốc đá trong rừng nước ta và các nước nhiệt đới khác.
Tính vị: Vị ngọt tính mát
Quy kinh: Vào kinh thận và vị
Hoạt chất: Dendrobine, dendroxine, nobilonine, dendramine, dendrine, 6-hydroxydendroxine
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (dendrobin), chất nhầy, saponin.
Dược năng: Bổ âm, thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân dịch, làm sáng mắt, mạnh gân cốt
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Thuốc bổ dưỡng dùng cho người hư lao, gầy yếu, chữa liệt dương, mắt nhìn kém, đau khớp, đau lưng, tay chân nhức mỏi.
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Khô miệng, khô cổ, hay khát nước do nội nhiệt cao, hạ sốt.
– Trị các chứng ho khan, ho không đàm, ngứa trong họng
– Tư dưỡng thận âm can âm, bổ mắt, trị các chứng mờ mắt, chóng mặt, lưng đau gối mỏi.
Kiêng kỵ:
Ho do đàm thấp (ho có nhiều đàm) không dùng
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply