CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 56) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
III/ LOẠI CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN (Tiếp theo)
11.Bach quả
Tên khác: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử
Tên khoa học:Semen Ginkgo
Nguồn gốc: Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay Bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạch quả (Ginkgoaceae)
Cây này không có ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế
Hoạt chất: Các chất đạm, chất béo, tinh bột, đường
Thành phần hoá học chính: Protein, lipid.
Dược năng: Thu liễm, cố sáp, ích khí, tiêu đàm
Công dụng: Chữa ho hen, đờm suyễn, đái đục, đái nhiều, đái són, đái dầm.
Chủ trị: Tiêu đàm, trừ ho, chữa khí hư
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-9g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú: Không dùng hạt sống vì có độc.
Lá cây Bạch quả được dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện não suy; rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng. Trong lá có flavonoid và hợp chất diterpen.
Cao chiết từ cây Bạch quả đã được bào chế thành biệt dược “Ginkogink”, “Tanakan”….
– Chống lão hóa và tăng tuần hoàn não giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa và điều trị bệnh kém trí nhớ. Dùng Bạch quả, Đại táo, Liên tử (hạt sen), Long nhãn nấu nước uống
12.Tang
Tên khác: Cây dâu.
Tên khoa học: Morus alba L. , họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori)
Lá (Tang diệp – Folium Mori)
Cành (Tang chi – Ramulus Mori)
Quả (Tang thầm – Fructus Mori)
Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi)
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis)
Thành phần hoá học chính:
Tang bạch bì : acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
Tang diệp: chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
Tang chi: cellulose, tanin, flavonoid.
Tang thầm: anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, vitamin C, tanin, protid, và acid hữu cơ (malic, succinic).
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.
Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ
Hoạt chất: Morusin, mulberin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene
Dược năng: Chỉ ho, bình xuyễn, thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Trị các chứng ho, xuyễn, khó thở, thở có tiếng kêu khò khè do phế nhiệt.
– Trị mặt sưng phù, sốt, khát nước, tiểu gắt do phế nhiệt ngăn trở phế khí
Kiêng kỵ:
– Ho do cảm phong hàn không dùng
– Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ không dùng
13.Tỳ bà diệp
Tên khác: La tỳ bà.
Tên khoa học: Folium Eriobotryae japonicae
Nguồn gốc: Lá khô của cây Nhót tây hay Nhót Nhật bản (Eryobotrya japonica Lindl.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Tính vị: Vị đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Neroldiol, farnesol, amygdalin
Thành phần hoá học chính: Saponin, acid hữu cơ.
Dược năng: Thanh phế, hóa đàm, giáng khí, hòa vị
Công dụng: Dùng cho phụ nữ có thai nôn mửa nhiều, nấm người bị suyễn, khó thở.
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc.
Chú ý: Nhân dân ta dùng lá cây Bồng bồng (Calotropis gigantea R. Br.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae) với tên Nam tỳ bà diệp
Chủ trị:
– Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật)
– Trị đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng khát nước (dùng sống).
– Nhiệt ở phế biểu hiện như ho và hen: Dùng Tỳ bà diệp với Tang bạch bì, Bạch tiền và Cát cánh
– Nhiệt ở Vị biểu hiện như buồn nôn và nôn: Dùng Tỳ bà diệp với Trúc nhự và Lô căn.
Kiêng kỵ:
– Ho do cảm hàn không dùng
– Bao tử lạnh, buồn nôn không dùng
14.Xuyên phá thạch
Tên khác: Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch.
Tên khoa học: Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần hoá học chính:Flavonoid.
Công dụng:Chữa vết thương phần mềm.
Cách dùng, liều lượng: Lá tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương, băng lại, mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Rửa bằng nước lá Trầu không. Thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.
Rễ làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, phụ nữ bế kinh, ngày dùng 10-30g rễ dưới dạng thuốc sắc.
15.Thiết bao kim
Theo y học cổ truyền tất cả các bộ phận của rung rúc, đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá và cành non cho vị thuốc gọi là lão thử nhĩ có vị hơi đắng, tính bình, không độc. Rễ cây rung rúc cho vị thuốc thiết bao kim có vị đắng, tính bình. Có tác dụng thông ứ huyết, trừ phong thấp, tiêu thũng độc…
Cây rung rúc còn được gọi là rút rế, cứt chuột, đồng bìa, lão thử nhĩ, cẩu cước thích, đề vân thảo, thiết bao kim, ô long căn, câu nhi trà, … tên khoa học là Berchemia lineata (L.) DC., thuộc họ Táo. Là loại cây leo, cành rất mảnh, hình trụ, lúc non màu xám nhạt, sau màu hồng nâu, nhẵn, trơn, cứng rắn. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, tròn ở hai đầu, gân nổi rõ rệt, mép nguyên, mặt trên màu lục, mặt dưới màu xám. Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu dài, màu tím đen. Cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bờ bụi, ven đường.
Bài 1: Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Lá non của cây rung rúc 30g; rửa sạch, để ráo nước, giã nát với chút muối, đắp lên mụn nhọt sau 2 giờ tháo băng, đắp ngày 1 lần. Đồng thời dùng cúc hoa trắng 15g, cam thảo 5g, đổ 200ml nước sắc còn 100ml, chia 2 lần nước trong ngày. Uống liền 5 ngày.
Bài 2: Chữa ho lâu ngày do nhiễm lạnh: Rễ rung rúc 30g, xuyên phá thạch 10g, cam thảo 9g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày sắc uống trong ngày, uống lúc còn ấm. 10 ngày một liệu trình.
Hoặc lá và cành non của cây rung rúc 60g rửa sạch, đổ 200ml nước sắc còn 100ml, đổ 60ml rượu trắng đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày uống liên tục trong 15 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị trĩ ngoại: Lá và cành non của cây rung rúc 30g, rửa sạch, thái ngắn; đuôi lợn 1 cái, làm sạch, chặt khúc ướp vừa, đổ nước và để lão thử nhĩ hầm nhừ ăn cả nước lẫn cái. 10 ngày một liệu trình.
Bài 4: Chữa mẩn tịt: Rễ cây rung rúc 30g, đổ 500ml nước sắc còn 250, chia 3 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.
Ngoài ra, theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đỗ Tất Lợi, để chữa phong tê thấp, xương khớp đau, nhức, mỏi, có thể sử dụng cây rung rúc như sau: Rễ rung rúc thái mỏng, sao vàng 200g, rượu trắng (30 – 40 độ) 1 lít; ngâm trong 15 ngày trở lên; ngày uống 20 – 30ml.
Lương Y NGuyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.
Leave a Reply