CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 54) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
III/ LOẠI CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN
Loại thuốc này có tác dụng ôn tuyên hoặc thanh giáng phế khí, thích dụng với bệnh phế khí không thông lợi gây ho suyễn.
Nguyên nhân gây nên hen suyễn không giống nhau. Như hàn tà phạm vào phế, phần nhiều ho suyễn nặng tiếng nên dùng Hạnh nhân, Tử uyển… những vị ôn tuyên phế khí để chỉ khái bình suyễn. Nếu nhiệt tà vào phế phần nhiều ho khan không có đờm, nên dùng tiền hồ, Mã đâu linh… những vị thanh giáng phế khí để chỉ khái bình suyễn. Loại này có 15 vị thường dùng là:
1.Hạnh nhân
Tên khác: Khổ hạnh nhân (kuxingren)
Tên khoa học:Prunus mume Sieb. et Zucc., họ Hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Quả già đã chế muối (Mơ muối – Fructus Mume preparatus). Nhân hạt (Hạnh nhân).
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và đại trường
Hoạt chất: Chất dầu 50 – 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thuỷ phân thành một phân tử acid cyanhydric và hai phân tử glucose
Thành phần hoá học chính: Thịt quả chứa acid hữu cơ, flavonoid, carotenoid. Nhân hạt ngoài dầu béo (35-40%) còn có chứa glycosid cyanogenic là amigdalin.
Dược năng: Tả Phế, giải biểu, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm
Công dụng:
Mơ muối chữa ho, trừ đờm, tức thở, phù thũng.
Dầu hạt mơ (dầu hạnh nhân) làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng…
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 4 – 12g
Chủ trị:
Trị ho suyễn, ngoại cảm, chữa họng tê đau, táo bón.
– Ho do cảm phong nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Cúc hoa trong bài Tang Cúc Ẩm.
– Ho do Phế bị táo nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Xuyên bối mẫu và Sa sâm trong bài Tang Hạnh Thang.
– Ho suyễn do phổi có tích nhiệt: Hạnh nhân hợp với Thạch cao và Ma hoàng trong bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang.
– Táo bón do trường vị táo: Hạnh nhân hợp với Hoả ma nhân và Đương qui trong bài Nhuận Trường Hoàn.
Chú thích:
Nhiều tiệm thuốc ở thị trường thuốc VN hay hốt lẫn lộn Đào nhân và Hạnh nhân do giá cả 2 loại này khá chênh lệch và lại nhìn rất tương tự. Đào nhân hay bị đổi thành Hạnh nhân hoặc trộn lẫn 2 loại này với nhau. Sau đây là cách phân biệt:
– Đào nhân mỏng mình, hình bầu dục, hai đầu bầu hoặc nhọn ra
– Hạnh nhân dầy mình, một đầu bằng, một đầu nhọn, hình giống như trái tim
Độc tính:
Hơi độc, tránh dùng quá liều
Kiêng kỵ:
Không dùng cho ho do tạng phủ hư nhược, Phế có nhiệt đờm mà không có suyễn.
2.Tử uyển
Vị thuốc: Tử Uyển
Tên khác: Thanh uyển, Dã ngưu bàng.
Tên khoa học: Radix Asteris
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Tử uyển (Aster tataricus L.f.), họ Cúc (Asteraceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: epifridelinol, friedelin, shionone, astersaponin, oleic acid
Thành phần hoá học chính: Saponin, flavonoid.
Dược năng: Chỉ khái, hóa đàm
Công dụng: Chữa ho suyễn do cảm lạnh, ho lao ra máu, đái rắt, đái đỏ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị: các chứng ho mãn tính, ho do phong hàn, phế nhiệt, ho do phế hư lao.
3.Khoản đông ba
Tên khác: Khoản đông hoa
Tên khoa học: Flos Tussilaginis farfarae
Nguồn gốc: Nụ hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông hoa (Tussilago farfara L.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu.
Thành phần hoá học chính: Chất khoáng, tinh dầu, flavonoid, tanin.
Công dụng:
Khoản đông hoa là vị thuốc được dùng từ lâu đời cả trong đông y và tây y để chữa ho có đờm, ho ra máu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
4.Bách bộ
Tên khoa học: Radix Stemonae
Nguồn gốc: Rễ củ đăc chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác.
Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Fanch. et Savat.
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Stemonine, stmonidine, isostemonidine, photostemonine, paipunine, sinostemonine
Thành phần hoá học chính: Các alcaloid (Tuberstemonin, stemonin, stemonidin), carbohydrat.
Dược năng: Nhuận phế, giảm ho, bài trùng
Công dụng: Chữa ho, ghẻ lở, chữa giun, diệt sâu bọ.
Cách dùng, liều lượng:
Chữa ho: 3-15g một ngày.
Chữa giun:Ngày 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
Liều Dùng: 5 – 10g
Chủ trị:
– Bách bộ có tác dụng làm nhuận phế, giảm ho. Dùng trị các chứng ho cấp tính và mạn tính, ho do âm hư.
– Sổ giun: sắc 7 – 10g uống vào lúc sáng sớm lúc đói.
– Dùng ngoài trị chấy, rận, rệp. Ngâm 20g bách bộ với 1 lít rượu khoảng 20 ngày hoặc dùng nước sắc hòa chung với rượu dùng để diệt rận, rệp rất công hiệu.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng không dùng
Công dụng:
Chữa ho, ghẻ lở, chữa giun, diệt sâu bọ.
Cách dùng, liều lượng:
Chữa ho: 3-15g một ngày.
Chữa giun:Ngày 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
5.Toàn phúc hoa
Tên khác: Tuyền Phúc Hoa
Tính vị: Vị đắng, cay, mặn, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, đại trường, tỳ, vị
Hoạt chất: Quercetin, isoquercetin, caffeic acid, chlorogenic acid, taraxasterol, britannin, inulicin
Dược năng: Trừ đàm, hành thủy, chống nôn
Liều Dùng: 3 – 10g
Chủ trị: Trị ho, hen, nôn oẹ, ngực trướng, đau hông, trị thuỷ thũng.
– Phế có nhiều đờm biểu hiện như hen và ho có nhiều đờm: Dùng Tuyên phúc hoa với Bán hạ và Tế tân.
– Vị có đờm ngăn trở gây loạn khí biểu hiện như nôn và đầy thượng vị: Dùng Tuyề phúc hoa với Đại giả thạch trong bài Tuyền Phúc Đại Giả Thang.
Kiêng kỵ:
Ho do âm hư, tiêu chảy không dùng
Lương Y NGuyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply