CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 52) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
II/ LOẠI ÔN HÓA HÀN ĐỜM
Loại thuốc này phần nhiều tính ấm, có tác dụng ôn hóa hàn đờm, thích dụng với các chứng nước đờm trong lạnh, dễ khạc thuộc hàn đờm, thấp đờm cà vì thế mà dẫn đến ho suyễn, khớp tay chân mõi đau, âm hư lưu trú. Để tăng thêm công hiệu nên dùng thên thuốc ôn tán hàn thấp. Nếu âm hư ho khan, hoặc có bệnh sử thổ huyết, khạc huyết khi dùng nên thận trọng. Loại này có 6 vị thường dùng là:
1.Bán hạ
Tên khoa học:Rhizoma Typhonii trilobati
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ đã chế biến khô của cây Củ chóc (Typhonium trilobatum (L.) Schott.), họ Ráy (Araceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và một số nước khác.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế
Hoạt chất: Homogentisic acid, choline
Thành phần hoá học chính: Tinh bột, saponin, alcaloid.
Dược năng: hạ nghịch khí, chống nôn, tiêu đờm thấp, tán kết, tiêu ứ, tiêu ung
Công dụng: Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng.
Chủ trị: Trị ho có đàm, chỉ ẩu thổ, trị thương hàn
– Tẩm Cam thảo và Bồ kết: trị hen suyễn có đờm.
– Ho, buồn nôn do vị khí nghịch dùng Bán hạ với Trần bì
– Nôn do thai nghén dùng Bán hạ với Sơn dược
Độc tính:
Sinh bán hạ (Bán hạ chưa bào chế) có độc tính. Thông thường chỉ dùng Bán hạ chế trong thuốc uống và Bán hạ chế không độc.
Kiêng kỵ:
– Bán hạ kỵ Ô đầu
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Trước khi dùng phải chế biến cho gần hết ngứa. Có nhiều quy trình khác nhau, phụ liệu thường là nước vo gạo, nước vôi trong, gừng, cam thảo….
Ghi chú:
Vị thuốc bán hạ của Trung Quốc là thân rễ cây Bán hạ (Pinellita ternata (Thunb.) Brett), họ Ráy (Araceae).
2.Thiên nam tinh
Tên khoa học:
Rhizoma Arisaematis
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ của cây Thiên nam tinh (Arisaema consanguineum Schott.) và một số cây thuộc chi này (Arisaema heterophyllum Blume, Arisaema thumbergii Bl., Arisaema amurense Maxim.), họ Ráy (Araceae).
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, phế và tỳ
Hoạt chất: y-aminobutyric acid, ornithine, citrulline, arginine, glutamic acid, aspartic acid, leucine, saponins
Thành phần hoá học chính: Tinh bột, saponin, chất nhày.
Dược năng: Táo thấp, hóa đàm, khu phong, tán kết, tán ứ, giảm đau
Công dụng: Chữa buồn nôn, ho có đờm, sốt rét.
Chủ trị:
– Ho đờm ẩm biểu hiện như đờm nhiều, loãng và trắng và cảm giác tức ngực dùng Thiên nam tinh với Bán hạ, Trần bì và Chỉ thực trong bài Đạo Đờm Thang.
– Nhiệt đờm ở Phế biểu hiện như ho có đờm nhiều, vàng và đặc và cảm giác tức ngực dùng Thiên nam tinh với Hoàng cầm và Thiên hoa phấn.
– Đờm phong biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, khò khè, liệt mặt, co giật và cơn co giật kiểu uốn ván dùng Thiên nam tinh với Bán hạ, Thiên ma và Bạch phụ tử.
Chú thích: Chích Thiên nam tinh là Thiên nam tinh chích mật, còn được gọi là Đởm nam tinh để làm giảm bớt tính táo liệt, có vị đắng, tính lương, công dụng thiên về hóa đờm nhiệt, kiêm ổn định cơn lên kinh, định phong. Trong điều trị, nặng về can đởm.
Độc tính: Có độc tính, không dùng quá liều. Dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai cấm dùng
Cách dùng, liều lượng:
Trước khi dùng phải chế với gừng tươi và phèn chua đến khi gần hết ngứa. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán
3.Bạch giới tử
Tên khác: Hạt cải trắng.
Tên khoa học:Semen Sinapis albae
Nguồn gốc: Hạt phơi hay sấy khô của cây Cải bẹ trắng (Brassica alba Boiss.), họ Cải (Brassicaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta lấy lá làm rau ăn, lấy hạt làm thuốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và vị
Hoạt chất: Glucosinolate, sinalbin, sinapine, lysine, arginine, histidine
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, thioglycosid, enzym, tinh dầu.
Dược năng: Lợi khí, hóa đờm, ôn trung, tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống
Chủ trị:
– Chữa ngực sườn đầy tức, ho tức, hàn đờm, mụn nhọt.
– Phế khí ngưng trệ do hàn đàm biểu hiện ho nhiều đờm, đờm loãng và trắng, cảm giác bứt rứt trong ngực dùng Bạch giới tử hợp với Tô tử và Lai phục tử trong bài Tam Tử Dưỡng Thân Thang.
– Ðờm ẩm ngưng trệ ở ngực và cơ hoành biểu hiện sưng đau ở ngực dùng Bạch giới tử hợp với Cam toại và Ðại kế.
– Bế tắc kinh lạc do đàm ẩm biểu hiện đau khớp và tê các chi dùng Bạch giới tử hợp với Một dược và Mộc hương.
– Mụn nhọt và sưng nề mà không đổi màu da dùng Bạch giới tử hợp với Lộc giác giao, Nhục quế và Thục địa trong bài Dương Hòa Thang.
Công dụng: Chữa ho hen nhiều đờm, còn dùng chế bột mù tạc thay gia vị.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Ghi chú: Hắc giới tử là hạt của cây Brassica nigra Koch.; Giới tử là hạt của cây Cải (Brassica juncea L.) dùng chữa ho hen.
4.Tạo giác
Vị thuốc: Tạo Giác
Tên khác: Quả bồ kết, Nha tạo, Trư nha tạo
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và đại trường
Hoạt chất: Gledigenin, gledinin, gleditschiasaponin, arabinose, ceryl alcohol
Dược năng: Trừ đàm, thông khiếu, giảm sưng, nhuận trường
Liều Dùng: 1,5 – 5g
Chủ trị:
Trị đờm suyễn, đau cổ, viêm họng, táo bón
Độc tính: Hơi độc, tránh dùng quá liều
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.
Không có thực tà không nên dùng
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply