CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 51) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
6.Đình lịch
Vị thuốc: Đình Lịch Tử
Tên Khoa học: Semen Lepidii
Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, bàng quang
Hoạt chất: Sinapine, linoleic acid, benzyl isothiocyanate, allyl isothiocyanate, allyl disulfide, linolenic acid, oleic acid, erucic acid, palmitic acid, stearic acid, sitosterol, halveticoside
Dược năng: Giáng phế nhiệt, trừ đàm, hành thủy
Chủ trị:
– Trị các chứng ho, ho có đàm, tức ngực
– Trị phù mặt, phổi có nước, tiểu khó, bí tiểu
Kiêng kỵ:
– Ho do hàn không dùng
– Sưng phù mặt do tỳ khí suy không dùng
Liều Dùng: 3 – 9g
7.Bối mẫu
Tên khoa học:Bulbus Fritillariae
Nguồn gốc: Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.), cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don.), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae).
Cây ưa khí hậu mát, vùng ôn đới. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, tinh bột.
Công dụng: Chữa ho, ung nhọt ở phổi, teo phổi, nhọt vú, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
9.Qua lâu nhân
Tên khoa học: Semen Trichosanthis
Nguồn gốc: Hạt đã phơi hay sây khô của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim.) hoặc cây Song biên qua lâu (Trichosanthes rosthornii Harms), họ Bí (Curcubitaceae).
Cây mọc hoang ở một số vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học chính: Có 25-26% dầu béo trong đó acid không no chiếm tới 66,5%, acid béo no khoảng 30%.
Công dụng: Qua lâu nhân chữa ho lâu ngày, ho có đờm, sưng yết hầu, nhuận tràng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc (sau khi ép kiệt hết chất dầu).
Ghi chú: Quả phơi khô gọi là Qua lâu.
Vỏ quả phơi khô gọi là Qua lâu bì chữa ho, thổ huyết, sốt nóng, phù thũng, vàng da.
Rễ gọi là Thiên hoa phấn (Qua lâu căn) chứa tinh bột, saponin, công dụng tương tự Qua lâu nhân.
10.Thiên hoa phấn
Tên khác: Qua lâu căn.
Tên khoa học: Radix Trichosanthis
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Qua lâu (Trichosanthes sp.), họ Bí (Curcubitaceae),
Cây mọc hoang ở vùng núi nước ta, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Saponin, tinh bột.
Công dụng: Chữa sốt nóng, vàng da, miệng khô.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc.
Chú ý:
Hạt cây gọi là Qua lâu nhân.
11.Côn bố
Tính vị: Vị mặn tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, can, vị
Hoạt chất: Laminine, iodine, iron, calcium, vitamin C, potassium, alginic acid
Dược năng: Tán ứ, giảm sưng, trừ đàm, lợi tiểu
Liều Dùng: 5 – 15g
Chủ trị:
– Trừ đàm, giảm sưng trị các chứng sưng viêm ở ngực và cổ do đàm.
– Chủ trị các chứng loa lịch, cước khí phù thũng, thủy thũng.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn dùng với sự chỉ định của thầy thuốc.
12.Hải tảo
Vị thuốc: Hải Tảo
Tên khác: Rong biển
Tính vị: Vị đắng, mặn, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, can, phế, vị
Hoạt chất: Alginic acid, iodine, mannitol, potassium, laminine, sargassan
Dược năng: Thanh nhiệt, lợi tiểu
Liều Dùng: 4 – 15g
Chủ trị:
– Bướu cổ do đàm hỏa dùng Hải tảo và Côn bố liều cao trong 1 thời gian ngắn. Bướu cổ do hàn dùng Hải tảo và Côn bố liều nhỏ dùng dài hạn.
– Tràng nhạc dùng Hải tảo hợp với Hạ khô thảo, Huyền sâm và Xuyên bối mẫu.
-Phù chân hoặc phù toàn thân dùng Hải tảo phối hợp với Phục linh và Trạch tả.
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hàn không dùng
– Kỵ Cam thảo
13.Hải phù thạch
Tên khác: Phù thạch, hải phù, đá san hô
Tính vị: Vị mặn, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Silicon dioxide, các loại muối nhôm, potassium, calsium, và sodium
Dược năng: Thanh phế nhiệt, trừ đàm, lợi tiểu
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Trị các chứng ho có đàm, ho ra máu do phế nhiệt dùng với Chi tử, Hải cáp xác, Thanh Đại
– Hóa đàm, trừ đàm đặc ở cổ do nhiệt độc
– Thông tiểu, lợi tiểu, trị các chứng tiểu giắt, tiểu buốt
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply