CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 46) THUỐC KHƯ THẤP
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
II/ LOẠI THẤM THẤP (Tiếp theo)
9. Biển súc
Tên khác: Cây càng tôm, Cây xương cá.
Tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (cả rễ).
Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang
Hoạt chất: Avicularin, quercitrin, d-catechol, gallic acid, caffeic acid, oxalic acid, silicic acid, cholorogenic acid
Thành phần hoá học chính: Flavonoid, tanin, nhựa, anthranoid.
Dược năng: Tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa.
Công dụng: Lợi tiểu, chữa đái buốt, sỏi thận.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g (khô) dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc sao khô rồi sắc uống.
Chủ trị:
– Trị nhiệt lâm, hoàng đản, mẩn ngứa, lở loét, ngứa âm đạo, trẻ nhỏ có giun đũa.
– Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán.
– Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas: Nước sắc Biển súc dùng để rửa.
10.Tỳ giải
Tên khác: Bì giải (beixie), củ kim cang
Tên khoa học: Rhizoma Dioscoreae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ cây Tỳ giải (Dioscorea tokoro Makino), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cây mọc nhiều ở một số vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, vị, bàng quang
Hoạt chất: Dioxin, Dioscorea sapotoxin
Thành phần hoá học chính:
Saponin steroid, tinh bột.
Dược năng: Táo thấp, lợi tiểu
Công dụng: Chữa phong thấp, đau nhức mình mẩy, lợi tiểu, chữa đái buốt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 16-20g, dạng thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các thuốc khác.
Chủ trị:
– Trị bạch trọc, lưng cốt tê đau, cớ bắp đau, cứng, viêm bàng quang, tiểu buốt
– Trị thấp nhiệt sang độc, mụn nhọt, chàm
Kiêng kỵ: Thận âm suy không nên dùng
Ghi chú: Dược điển Việt Nam III có chuyên luận Miên tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae septemlobae) và Phấn tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae hypoglaucae) với các loài khác nhau thuộc chi Dioscorea.
11.Hoạt thạch
Tên khác: Hoạt thạch phấn
Tên khoa học: Talcum
Nguồn gốc: Vị thuốc là khoáng chất có thành phần chủ yếu là magiê silicat có ít sắt oxyt và nhôm oxyt. Quặng này có ở nhiều địa phương vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh vị, bàng quang
Hoạt chất: Mg, FeO, Al2O3
Thành phần hoá học chính: Magiê silicat.
Dược năng: Lợi thủy, thanh nhiệt, táo thấp
Công dụng:
Tây y: làm phấn rôm, bao thuốc viên, phấn bôi mặt.
Đông y: Chữa sốt, lợi tiểu, chữa bệnh khát.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-15g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Thuốc viên 1-2g.
Chủ trị:
– Trị tiểu buốt, tiểu đục, sốt cao, hay khát nước, cảm thử
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Tỳ khí suy, di tinh không dùng
12.Đăng tâm thảo
Tên khác: Cỏ bấc đèn, Bấc.
Tên khoa học: Medulla Junci caulis
Nguồn gốc: Vị thuốc là ruột phơi khô của thân cây Bấc đèn (Juncus effusus L.), họ Bấc (Juncaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt trong nước ta.
Dượcliệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế và tiểu trường
Hoạt chất: Có Araban và Xylan. Hoạt chất chưa có tài liệu nghiên cứu.
Thành phần hoá học chính:
Carbohydrat
Dược năng: Giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, thông lâm, lợi tiểu, táo thấp
Công dụng: Thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, chữa ho, viêm họng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 1-5g, dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Chủ trị:
– Trị các chứng nhiệt lâm, thủy thũng, tâm phiền thất miên (mất ngủ), trẻ em khóc đêm, đau họng (hầu tý).
– Tuyên khí tán: Cam thảo tiêu, Mộc thông, Chi tử, Đông quì tử đều 10g, Hoạt thạch 15g, Đăng tâm 3g, sắc nước uống trị tiểu khó đau.
– Đăng tâm thảo 2g sắc với nước uống thay nước chè là thuốc lợi tiểu, chữa phù và mất ngủ
– Đăng tâm thảo 10g, Xa tiền thảo, Phượng vĩ thảo đều 30g, dùng nước cháo sắc uống. Trị nhiệt lâm.
– Đăng tâm thảo 10g, Mộc thông đều 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá đều 10g, Hoạt thạch 10g sắc uống. Trị tiểu đỏ.
Kiêng kỵ:
Âm thịnh dương suy không nên dùng
13.Đông qua
Tên gọi khác: Bí đao, bí xanh
Tên khoa học: Benincasa hispida hay Cucrubita hispida, họ Bầu bí. Bầu và Bí cùng họ nên:Benincasa hispida hay Cucrubita hispida
Vị thuốc: Đông Qua Nhân
Tên khác: Đông qua tử (dongguazi)
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, đại trường, tiểu trường
Hoạt chất: Saponins, urea, guanidine
Dược năng: Thanh nhiệt, trừ đàm, táo thấp
Liều Dùng: 3 – 12g
Chủ trị:
– Trị ho, ho có đàm do phế nhiệt, áp xe phổi và áp xe ruột.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng
Có hai loại bí đao:
a- Bí đao phấn do vỏ quá có phấn sáp trắng, quả to nhưng nhiều ruột.
b- Bí đao đá: vỏ quả dày cứng và nhẵn thín. Quả nhỏ dài nhưng ít ruột.
Cây Bí được trồng quanh nhà nên:
Mồng tơi, mướp đắng, ớt, cà,
Bí đao, đậu ván vốn nhà trồng nên.
Đọt bí ăn được nhưng cứng và không ngon như đọt bầu.
Hoa bí.
Chỉ hái ăn hoa bầu đực, hoa cái để ra quả. Nó có vị nhạt, hơi chua, hơi chát. Hoa bí thanh nhiệt, có tinh thu sáp nhẹ.
Quả bí non.
Quả bí non nhỏ bằng ngón tay ăn như rau sống vì giòn, đặc không ruột.ăn nhiều bị tiêu chảy vì tính nhuận trường mạnh hơn quả bí chín.
Quả bí chín.
100g bí đao sinh 19 calori, gồm 0,76g protein, 0,lg chất béo, 4,7g glucid, 32mg photpho,150mg kali, 10mg calci, 10mg manhê, 0,4mg sắt, 1,5mg vitamin C. Bí đáo có khả năng dinh dưỡng thấp.
Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí.
– Bí thanh nhiệt, nhuận tràng, cơ thể không bồn chồn bứt rứt.
– Bí luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch. Cao huyết áp, tiểu đường đều có nguyên nhân xâu xa là âm suy, hãy ăn món này để bổ âm. Bí đao chấm muối mè nhuận trường với cơ chế sau đây:
•Âm suy nên âm dịch không đủ, cơ thể giữ nước nên phân khô cứng. Mè đen bổ âm.
•Chất dầu cuả mè đen làm phân trơn.
•Chất sợi trong bí đao tăng thể tích phân, phân không đóng tảng. Nó lại kích thích nhu động ruột.
– Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp, nên dùng cho người muốn giảm thân trọng như mấp phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.
– Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt:
– Bí xào trứng là món ăn bổ dưỡng nên dùng cho người bệnh đái đường.
-Canh cá chép nấu với bí đao và hành củ để trị phù thũng
Chú ý ; Dây bí đao gĩa vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang.
Tóm lược: Bí đao thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch.
14.Nhân trần
Tên khoa học: Herba Adenosmatis caerulei
Nguồn gốc: Thân, cành mang lá, hoa đã phơi khô của cây Nhân trần (Andenosma caeruleum R.Br.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Tính vị: Vị đắng, hơi cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, đởm, bàng quang
Dược năng: Thanh thấp nhiệt, giải nhiệt, phát hãn
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid.
Công dụng: Chữa bệnh hoàng đản, viêm gan, tiểu vàng, tiểu đục, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ (dùng riêng hay phối hợp Ích mẫu) để giúp tiêu hoá, ăn ngon cơm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-40g dạng thuốc sắc, thuốc vên, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác
Chủ trị:
– Trị hoàng đản, sản hậu, tiểu tiện ít. Trị lãi đũa và giun móc câu.
– Vàng da do thấp nhiệt thể dương (dương hoàng): Dùng Nhân trần cao với Chi tử và Đại hoàng trong bài Nhân Trần Cao Thang.
– Vàng da do thấp hàn (âm hoàng): Dùng Nhân trần cao với Phụ tử và Can khương trong bài Nhân Trần Tứ Nghịch Thang.
Chú ý: Người ta còn dùng thân cành mang lá, hoa của cây Bồ bồ, còn gọi là Nhân trần bồ bồ (Andenosma indianum (Lour.) Merr.) với công dụng như Nhân trần.
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply