CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP

II/ LOẠI THẤM THẤP (Tiếp theo)

5.
Tên khác: Thông thoát
Tên khoa học: Medulla Tetrapanacis
Nguồn gốc: Vị thuốc là lõi thân đã phơi hay sấy khô của cây Thông thảo (Tetrapanax papyrifera (Hook) K. Koch.), họ Nhân sâm (Araliaceae).
Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi nước ta.
Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế và vị
Hoạt chất: Uronic acid, galactose, galacturonic acid, glucose, xylose, lipid, protein, fiber
Thành phần hoá học chính: Cellulose.
Dược năng: Lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, lợi sữa
Công dụng: Chữa bí tiểu tiện, phù nề, không ra sữa.
Chủ trị:
– Ðờm nhiệt ở bàng quang biểu hiện rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt và mót tiểu: Thông thảo hợp với những vị thuốc thanh nhiệt trừ đờm như Hoạt thạch và .
– Thiếu sữa. Thông thảo (15 – 18g) hợp với Vương bất lưu hành và Xuyên sơn giáp, hoặc Thông thảo ninh với móng giò heo.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp trong các phương thuốc lợi sữa.

THÔNG THẢO CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP

6.Ý DĨ NHÂN

Tên khác: Bo bo trắng
Tên khoa học:Semen Coicis
Nguồn gốc: Vị thuốc là nhân hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae).
Cây Ý dĩ mọc hoang, được trồng nhiều nơi trong nước ta và một số nước nhiệt đới khác
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế, thận
Hoạt chất: Coixol, coixenolide, vitamin B1, leucine, lysine, arginine
Thành phần hoá học chính:
Carbohydrat (65%), chất béo, protid (13,7%), hai chất có hoạt tính chống ung thư: coixenolid và α- monolinolein.
Dược năng: Lợi tiểu, kiện tỳ, chỉ tả, thanh nhiệt, tán phong thấp
Công dụng:
Thuốc bồi dưỡng cơ thể, chữa tê thấp, phù thũng, viêm ruột, viêm phổi, ỉa chảy mãn tính, sỏi thận.
Chủ trị:
– Trị tê thấp co quắp, viêm ruột, viêm phổi, phù thũng, tiêu chảy, sỏi Thận.
– Tỳ kém biểu hiện như phù, tiểu ít hoặc tiêu chảy dùng Ý dĩ nhân với Trạch tả và Bạch truật.
– Thấp nhiệt giai đoạn đầu do các bệnh về sốt mà các yếu tố bệnh lý là do khí dùng Ý dĩ nhân với Hoạt thạch, Trúc diệp và Thông thảo trong bài Tam Nhân Thang.
– Thấp nhiệt hoặc ứ khí huyết biểu hiện như áp xe phổi và áp xe ruột sùng Ý dĩ nhân với Đông qua nhân, Vi kinh và Đào nhân trong bài Vi Kinh Thang.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 10-30g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú:
Trên thị trường nước ta có bán nhân hạt của cây Cao lương (Sorghum vulgare Pers.) với tên “Ý dĩ Bắc”, là những hạt hình trứng màu trắng ngà, chiều dài 0,2-0,4cm, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có rãnh chiếm khoảng 1/2-1/3 chiều dài của hạt.

y nhi CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP

7.
Tên khác: Bạch mộc thông,
Nguồn gốc:
Mộc thông là một vị thuốc vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Theo thống kê có hơn 10 loại cây khác nhau thuộc họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc thông (Aristolochiaceae), Mao lương (Ranunculaceae).
Bộ phận dùng:
Thân cây bóc vỏ phơi khô.
Tính vị: Vị đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, tiểu trường, bàng quang
Hoạt chất: Akebin, hedergenin, oleanolic acid, aristolochic acid, oleanolic acid, hederagenin, calcium, tannic acid
Dược năng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông mạch, lợi sữa
Công dụng:
Làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra máu, thuỷ thũng, ít sữa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-6g, dạng thuốc sắc hoặc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Thanh nhiệt ở tâm và tiểu trường, trị lở miệng, lưỡi, tiểu giắt, tiểu đau rát, bí tiểu
– Thông tuyến mạch, lợi sữa
– Chữa đau và cứng khớp
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Không có thấp nhiệt không dùng
– Người có âm hư, khô da, thiếu tân dịch không dùng

moc thong CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP

8.XA TIỀN TỬ
Vị thuốc: Xa Tiền Tử
Tên khác: Hạt mã đề , xa tiền
Tên khoa học:
Plantago major L., ở Việt Nam hay gặp loài Plantago asiatica L., họ Mã đề (Plantaginaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Xa tiền thảo).
Lá (Xa tiền – Folium Plantaginis).
Hạt (Xa tiền tử – Semen Plantaginis).
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, thận, can, bàng quang
Hoạt chất: Plantasan, plantago-mucilage A, plantenolic acid, palmitic acid, arachidic acid, succinic acid, adenine, cholic acid, stearic acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid
Thành phần hoá học chính:
Lá chứa flavonoid, vitamin K, muối kali,…
Hạt có chất nhày, acid plantenoic, succinic, cholin và adenin
Dược năng: Thanh nhiệt, lợi thủy, trừ đàm, giảm ho
Công dụng:
Chữa phù thũng, bí tiểu tiện, đi tiểu ra máu, ho lâu ngày, viêm khí quản, đau mắt đỏ, mụn nhọt.
Cách dùng:
Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Chú ý:
Lá Mã đề có tác dụng lợi tiểu mạnh cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và người già.
Chủ trị:
– Trị tiểu khó, tiểu sẻn do thấp nhiệt, làm lợi tiểu
– Trị cay mắt, mờ mắt, khô mắt do can nhiệt
– Thanh phế nhiệt, trị ho có đàm
– Thanh nhiệt giải độc dùng lá, thanh nhiệt lợi tiểu dùng hạt
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Âm thịnh dương suy không nên dùng

xa tien tu 1434355303379 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 45) THUỐC KHƯ THẤP

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>