CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 44) THUỐC KHƯ THẤP
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
II/ LOẠI THẤM THẤP
Loại này còn gọi là thuốc lợi niệu. Tính vị phần nhiều ngọt nhạt mà lạnh, có tác dụng thấm thấp lợi niệu. Thích dụng với chứng thủy thủng, và tiểu tiện nhỏ giọt khó khăn, có công hiệu tiêu thủng thông lâm. Trong loại này có vị dùng chữa sỏi đường tiết niệu. Đối với các chứng thấp nhiệt. thấp tỳ, đàm ẩm, ỉa lỏng có thể phối ngũ sử dụng. Loại này có 14 vị thường dụng là:
1,Bạch linh
Tên khác: Phục linh.Bạch linh, Hoạch đáp
Nguồn gốc: Quả thể nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác.
Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Dược liệu chia thành 4 thứ:
Phục linh bì là vỏ ngoài.
Xích phục linh là lớp thứ hai sau vỏ ngoài.
Bạch phục linh là phần bên trong màu trắng, thường được sơ chế thành phiến hình khối vuông dẹt.
Phục thần là những quả thể có lõi gỗ (rễ thông) ở giữa.
Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị
Hoạt chất: Pachymoza, glocoza, fructoza, acid pachimic, acid tumolosic, acid eburicoic
Thành phần hoá học chính:
Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid
Dược năng: Thẩm thấp, lợi tiểu, an thần
Công dụng:
Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy trướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.
Chủ trị:
– Bổ tâm, phế, thận, tỳ, làm thuốc lợi tiểu, thẩm thấp, chữa thủy thũng. Vì Phục linh có tính bình nên có thể dùng trong trường hợp thấp nhiệt và thấp hàn.
– Dưỡng thần kinh, an thần, trị các chứng mất ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh
Cách dùng liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
2.Trư linh
Tên khoa học: Polyporus
Nguồn gốc: Hạch nấm phơi hay sấy khô của nấm Trư linh (Polyporus umbellatus (Pers.) Fries), họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hơi mát
Quy kinh: Vào kinh tỳ, thận, bàng quang
Hoạt chất: Ergosterol, a-hydroxytetracosanoic acid, biotin
Thành phần hoá học chính: Polysaccarid
Dược năng: Lợi tiểu, táo thấp
Công dụng: Lợi tiểu, phù thũng.
Cách dùng, liều lượng
Chủ trị:
– Trị sưng phù chân, tiểu khó, tiểu đục, nước tiểu có máu, dùng với Phục linh
– Phù mặt, phù nhẹ, tiểu khó dùng với Đại phúc bì
Kiêng kỵ:
– Tiểu đêm, hay tiểu do thận, bàng quang hàn không dùng
– Không có thấp không nên dùng, tránh dùng dài hạn sẽ làm tổn âm
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Bệnh nhân đau thận, phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.
3.Trạch tả
Tên khoa học: Rhizoma Alismatis
Nguồn gốc: Vị thuốc là thân rễ đã cạo vỏ ngoài và phơi hay sấy khô của cây Trạch tả (Alisma plantago -aquatica L.), họ Trạch tả (Alismataceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở những nơi có nước tại một số vùng nước ta và nước khác.
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, bàng quang
Hoạt chất: Alisol A, alisol B, alisol A monacetate, alisol B monacetate, epialisol A, asparagine
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, chất nhựa, protid, glucid
Dược năng: Lợi tiểu, táo thấp, thanh nhiệt ở thận
Công dụng: Thông tiểu tiện, chữa phù thũng, viêm thận, đái rắt, đái ra máu, cước khí.
Chủ trị:
– Chủ trị các chứng tiểu khó, tiểu buốt, tiêu chảy do thấp nhiệt ở hạ tiêu
Kiêng kỵ:
Không dùng trong những trường hợp bệnh do thấp hàn
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác.
4.Phòng kỷ
Tên khác: Phấn phòng kỷ.Thạch thiềm thừ, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, đảo địa củng
Tên khoa học: Radix Stephaniae tetrandrae
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore), họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây này chưa thấy ở Việt Nam, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Vị thuốc: Phòng Kỷ
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, thận, bàng quang
Hoạt chất: Fangchinoline, tetrandrine, menisine, menisidine, cyclanoline, fanchinin, demethyltetrandrine
Thành phần hoá học chính: Alcaloid nhân isoquinolein
Dược năng: Phát tán phong thấp, lợi tiểu, hành thủy
Công dụng: Chữa đau nhức mình mẩy, thuỷ thũng
Chủ trị:
– Vị Phòng kỷ đi suốt được 12 kinh, tiêu trừ phong thủy, phong thấp ở bì phu, cơ nhục
– Trị thuỷ phũng, chân sưng phù, phong thấp, khớp xương sưng nhức, trị chàm, nhọt lở.
– Chứng phong thấp ứ trệ hoặc chứng thấp nhiệt ứ trệ: Phòng kỷ với Ý dĩ nhân, Hoạt thạch, Tàm sa và Mộc qua.
– Chứng hàn thấp ứ trệ: Phòng kỷ với Quế chi và Phụ tử chế.
– Phù có biểu hiện nhiệt: Phòng kỷ với Ðình lịch tử và Tiêu mộc trong bài Kỷ Cúc Lịch Hoàng hoàn.
– Phù do Tỳ hư: Phòng kỷ với Hoàng kỳ và Bạch truật trong bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hoàn tán.
Ghi chú:
Quảng phòng kỷ là rễ cây Aristolochia westlandi Hemsl., họ Dây hương (Aristolochiaceae).
Hán trung phòng kỷ là rễ cây Aristolochia heterophylla Hemsl., họ Dây hương (Aristolochiaceae).
Mộc phòng kỷ là rễ cây Cocculus trilobus DC., họ Tiết dê (Menispermaceae)
Nam phòng kỷ (Radix Momordicae) là rễ cây Gấc Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng, họ Bí (Curcubitaceae)
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.
Leave a Reply