CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 43) THUỐC KHƯ THẤP
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
I/ LOẠI HÓA THẤP
Những vị thuốc loại này phần nhiều cay ấm và thơm cho nên còn gọi là thuốc phương hương hóa thấp, cụ thể có tác dụng làm khỏe tỳ để hóa thấp, Thích dụng với các chứng thấp trocjuaanr súc bên trong ảnh hưởng tới công năng của tỳ vị dẫn đến ức bụng bí đầy, lợm giọng ít ăn, miệng ngọt nhiều nước bọt, miệng không khát hoặc thích uống nước nóng, đại tiện lỏng, rêu lưới trắng tr[n. Loại này có 4 vị thường dùng là:
1.Hoắc hương
Tên khác: Hợp hương, Tô hợp hương, Hoắc khử bệnh
Tên khoa học: Folium Pogostemi
Nguồn gốc: Lá phơi hay sấy khô của cây Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Berrth.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Tính vị: Vị cay, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ, vị
Hoạt chất: Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, Limonene, p-Methoxinnamaldehyde, Maslinic acid, Crategolic acid, Oleanolic acid
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (ít nhất 1,2 %).
Dược năng: Thăng thanh, giáng trọc, hòa khí, hóa thấp, dưỡng tỳ, hoà vị
Công dụng: Chữa cảm mạo, nhức đầu , đau mình mẩy, sổ mũi, đau bụng ỉa chảy, ăn uống không tiêu.
Cất tinh dầu: Tinh dầu hoắc hương là hương liệu quý.
Chủ trị:
Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, miệng hôi
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc hãm hay bột.
Kiêng kỵ:
Hoắc hương vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, âm hư không có thấp và vị hư gây nên nôn không dùng
2.Bạch biễn đậu
Tên khác: Đậu ván trắng, biển đậu, bạch đậu, đậu ván
Tên khoa học: Semen Lablab
Nguồn gốc: Hạt già phơi khô của cây Đậu ván trắng (Lablab vulgaris Savi.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Tính vị: Vị ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase, hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin
Thành phần hoá học chính:
Carbohydrat (57%), protein (21%), lipid (2%), calci, sắt, vitamin B, vitamin C…
Dược năng: Kiện tỳ, giải thử, hóa thấp
Công dụng:
Chữa ỉa chảy , lỵ, viêm ruột, cảm nắng, ngộ độc rượu, cá nóc…
Chủ trị:
– Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch đới, bụng ngực đầy trướng. Bạch biển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới. Biển đậu vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khí thơm, Biển đậu có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt, Biển đậu có khí ấm, hóa thấp làm cho Tỳ khô ráo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo chữa được tả, lỵ, bạch đới
– Trị đại tiện lỏng, ói mửa do trúng thử mùa hè.
Kiêng kỵ:
Thương hàn do ngoại tà không dùng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
3.Mộc qua
Tên khoa học:
Fructus Chaenomelis lagenariae
Nguồn gốc:
Dược liệu là quả chín, bổ dọc phơi khô của cây Mộc qua (Chaenomeles lagenaria (Loisel.) Koidz.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Tính vị: Vị chua, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Oleanolic acid, malic acid, saponins, tanins, tartaric acid
Thành phần hoá học chính: Saponin (2%), flavonoid, acid hữu cơ, tanin.
Dược năng: Điều hoà tỳ khí, thu liễm, trừ thấp kiện vị, giúp tiêu hóa
Công dụng: Chữa đau nhức khớp, chân tay co quắp, cước khí.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Trị hoắc loạn, gân co quắp, tê thấp.
– Co giật và co thắt: Dùng Mộc qua với Nhũ hương và Một dược trong bài Mộc Qua Tiễn
– Ðau và sưng chân kèm kích thích: Dùng Mộc qua với Ngô thù du và Tân lang dtrong bài Kê Minh Tán
– Phong thấp ngưng trệ biểu hiện như đau thấp khớp, tê cứng, nhói các chi và đau khớp: Dùng Mộc qua với Phòng kỷ, Uy linh tiên và Đương quy.
Kiêng kỵ:
Trường vị có nhiệt không nên dùng
4.Thương truật
Tên khác: Mao truật, Xích truật
Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis
Nguồn gốc:
Là thân rễ khô của cây Thương truật (Atractylodes lancea (Thunb.) DC.) hoặc cây Bắc thương truật (Atractylodes chinensis (DC.) Koidg.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây có di thực vào nước ta, dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, có mùi thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Atractylol, hinesol, beta-eudesmol
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu (có thể đến 9%), trong đó có atractylol, atractylen.
Dược năng: Kiện tỳ, táo thấp mạnh, tán phong thấp, trừ thấp ở hạ tiêu, phát hãn, sáng mắt
Công dụng: Giúp tiêu hoá, dùng trong trường hợp bụng chướng, buồn nôn, ăn không tiêu.
Trừ phong thấp, xương cốt đau nhức, đau khớp, phối hợp với vị thuốc Phòng phong.
Chủ trị:
– Trị ăn không ngon, biếng ăn, tiêu chảy, ói mửa, ợ hơi do thấp trệ ở tỳ vị
– Đau và sưng khớp gối, yếu chân do phong thấp ứ trệ dùng Thương truật với Mộc qua, Tang chi và Độc hoạt.
– Cảm phong, hàn, thấp biểu hiện như đau và nặng các chi, nghiến răng, sốt, đau đầu và cảm giác nặng đầu dùng Thương truật với Phòng phong và Tế tân để phát hãn, giải cảm.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng do nội nhiệt không dùng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.
Leave a Reply