CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

THUỐC KHƯ HÀN (ôn lý)
(Tiếp theo)

2.
Tên khoa học: Fructus Evodiae
Nguồn gốc: Là quả đã chế biến của cây Ngô thù (Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth.), họ Cam (Rutaceae).
Cây mọc hoang ở một số tỉnh phía Bắc nước ta.
Dược liệu còn phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh can, thận, tỳ, vị
Hoạt chất: Evoden, ocimene, evodin, evodol, gushuynic acid, evodiamine, rutae carpine, wuchuyine, hydroxyevodiamine, evocarpine, isoevodiamie, evodinone, evogin, rutaevin
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Dược năng: Ấm trung tiêu, trừ hàn, táo thấp, giáng hỏa
Công dụng: Chữa đau bụng lạnh, ăn không tiêu, thổ tả, thuỷ thũng.
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 3 – 9g dạng thuốc sắc, hoàn tán
Chủ trị:
– Trị ăn không tiêu, bụng quặn đau, trục phong tà, trừ hàn thấp, thuỷ phũng, cước khí, thổ tả.
– Hàn xâm nhiễm tỳ và vị biểu hiện như đau thượng vị và đau lạnh bụng dùng Ngô thù du với Can khương và Mộc hương.
– Hàn ngưng trệ ở kinh can biểu hiện như thoát vị dùng Ngô thù du với hương và Ô dược.
– Tỳ và vị kém và khí ở can đi lên phía trên biểu hiện như đau đầu và nôn dùng Ngô thù du với Nhân sâm và Sinh khương trong bài Thù Du Thang.
– Tỳ và Thận hư hàn biểu hiện như tiêu chảy mạn dùng Ngô thù du với Ngũ vị tử và Nhục đậu khấu.
– Bệnh Beriberi dùng Ngô thù du với Mộc qua (dùng ngoài).
– Ợ chua, ợ hơi, hàn ở dạ dày dùng Ngô thù du với Sinh khương và Bán hạ.
– Can hoả uất kết dùng Ngô thù du với Hoàng liên trong bài Tá Kim Hoàn.
Độc tính: Hơi độc, dùng quá liều có thể gây kich thích thần kinh, mờ mắt, khô cổ
Kiêng kỵ:
– Ngô thù du có tính táo thấp mạnh, nên dùng với các vị bổ khí để bảo vệ khí. Không nên dùng dài hạn.
– Ngô thù du phản tác dụng của Đan sâm

ngo thu du 05 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

3.
Tên khác: Thục tiêu (shujiao), Hoa tiêu (huajiao), Ba tiêu, Hồng tiêu, Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Sưng, Hoàng lực, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù châm
Tên khoa học: Fructus Zanthoxyli
Nguồn gốc: Vị thuốc là quả phơi khô của nhiều loại Xuyên tiêu (Zanthoxylum sp.), họ Cam (Rutaceae).
Nước ta có một số loài thuộc chi Zanthoxylum, dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh thận, tỳ, vị
Hoạt chất: Oils, geraniol, limonene, cumic alchohol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (2-4%).
Dược năng: Ấm trung tiêu, tán hàn, chỉ thống, bài trùng
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Quả chữa đau bụng lạnh, ho, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng (sắc ngậm 30 phút rồi nhổ đi).
Ngày 4-12g, sắc uống hoặc tán thành bột.
Rễ dùng chữa phong thấp gọi là Hoàng lực. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
– Trị các chứng đau bụng, lạnh bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy do tỳ vị hàn
– Trị giun, sán lãi
Kiêng kỵ:
– Âm hư nội nhiệt không dùng
– Phụ nữ có thai không dùng
– Xuyên tiêu kỵ Khoản đông hoa, Hắc phụ tử, Phòng phong, Qua lâu

xuyen tieu 597e6 crop1385698141488p CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

4.Tiểu hồi
Tên khác: Tiểu hồi hương, Hoài hương tử
Tên khoa học: Fructus Foeniculi
Nguồn gốc: Là quả phơi khô của cây Tiểu hồi (Foeniculum vulgare Mill.), họ Cần (Apiaceae).
Cây trồng ở các nước có khí hậu mát. Nước ta có trồng ở một số nơi. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, tỳ, vị
Hoạt chất: Anethole, fenchone, camphene, dipentene, anise aldehyde, anisic acid, estragole, cisanethole, petroselinic acid, stigmasterol, 7-hydroxycoumarin
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (3-12%), chủ yếu là anethol.
Dược năng: Ôn thận, tán hàn, giảm đau, điều khí
Công dụng:
-Chữa đau bụng do lạnh, đầy bụng, nôn mửa, đi ỉa lỏng.
-Làm gia vị.
-Điều chế anethol.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Chủ trị:
– Làm ấm can, thăng can khí trị các chứng đau bụng do hàn
– Ấm vị khí trị biếng ăn, ăn không ngon miệng, ăn không tiêu, buồn nôn
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt không dùng

tieuhoi CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 40) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>