CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

Loại thuốc này có công dụng thanh nhiệt giải độc, thích dụng với các bệnh mụn nhọt, ban chẩn, và bệnh nhiệt truyền nhiểm. Nhiệt đọc nếu ở phần huyết nên phối ngũ với thuốc lương huyết, nếu thêm cả thấp thì phối ngũ với thuốc táo thấp hoặc lợi thấp, ung nhọt thuộc thể hư nên phối ngũ với thuốc bổ dưỡng. Loại này gồm có 9 vị thường dùng là:
1.
Tên khác: Kim ngân, .
Tên khoa học: Lonicera cambodiana Pierre, Lonicera confusa DC., Lonicera dasystyla Rehd., Lonicera japonica Thunb., họ Kim ngân (Caprifoliaceae).
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh đại trường, phế, vị
Bộ phận dùng:
Hoa sắp nở (Kim ngân hoa – Flos Lonicerae).
Cành nhỏ và lá (Kim ngân cuộng – Cauliscum folio Lonicerae).
Hoạt chất: Luteolin, inositol, tannin
Thành phần hoá học chính:Flavonoid (inosid, lonicerin), saponin.
Dược năng: Thanh thấp nhiệt, tán phong nhiệt, giải nhiệt độc
Công dụng: Tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-16g dưới dạng thuốc sắc, hãm, cao, viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.
– Cảm phong nhiệt ở phần vệ và khí biểu hiện như sốt, khát phong và hàn nghịch và đau họng: Dùng Kim ngân hoa với và Ngưu bàng tử.
– Cảm phong nhiệt ở phần khí biểu hiện như sốt cao, rất khát, mạch Phù, Thực: Dùng Kim ngân hoa với Thạch cao, Tri mẫu.
– Cảm phong nhiệt ở phần huyết và phần doanh biểu hiện như lưỡi không có thần sắc (nhợt nhạt) lưỡi khô, lưỡi đỏ sẫm, hồi hộp và mất ngủ dùng Kim ngân hoa phối hợp với Mẫu đơn bì và Sinh địa.
– Mụn nhọt dùng Kim ngân hoa với , Cúc hoa và Liên kiều.
– Tiêu chảy do nhiệt độc dùng Kim ngân hoa với Hoàng liên và Bạch đầu ông.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư, hàn, đại tiện lỏng không dùng

kim ngân hoa CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

2.Liên kiều
Tên khác: Lão kiều, Thanh kiều, Hạn liên tử.
Tên khoa học: Fuctus Forsythiae
Nguồn gốc: Quả chín khô của cây Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl.), họ Nhài (Oleaceae). Thanh kiều là quả mới chín hái về, đồ rồi phơi khô. Lão kiều là quả chín già phơi khô bỏ hạt.
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, hơi cay, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, đởm
Thành phần hoá học chính: Saponin, alcaloid.
Hoạt chất: Forsythin, matairesinoside, betulinic acid, phyillygenin, pinoresinol
Dược năng: Thanh nhiệt, tẩy độc, tán ứ, tán phong nhiệt
Công dụng: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi, tiểu đỏ nóng.
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Trị các chứng sưng đau, ung bướu do nhiệt độc
– Giảm sốt, trị viêm họng, nhức đầu do phong nhiệt
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không dùng

liên kiều CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

3.Bồ công anh
Tên khác: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Hoàng hoa địa đinh
Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.
Tên khoa học: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Bộ phận dùng: Lá, cành (Folia et Caulis Lactucae).
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, vị
Hoạt chất: Taraxacerin, taraxasterol, taraxicin, xanthoph
Thành phần hoá học chính: Flavonoid, chất nhựa.
Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thanh thấp nhiệt, lợi tiểu
Công dụng: Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-30g dưới dạng nước sắc. Lá tươi giã nát đắp ngoài.
Chủ trị:
– Ung nhọt, ghẻ lở, đau vú, tràng nhạc, đinh độc, nhiệt lậu, mắt sưng đỏ, tỳ vị có hoả uất.
– Nhọt, hậu bối dùng Bồ công anh với Tử hoa địa đinh, Nguyệt quí hoa và Kim ngân hoa.
– Vàng do thấp nhiệt: Dùng Bồ công anh với Nhân trần cao.
– Nước tiểu đục: Dùng Bồ công anh với Kim tiền thảo và Bạch mao căn.
– Táo bón do nhiệt
Kiêng kỵ:
– Kỵ thuốc trụ sinh ký ninh
– Có thể gây tiêu chảy nếu dùng liều cao

bồ công anh CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

4.
Tên khác:
Tên khoa học: Rhizoma Belamcandae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ thái phiến phơi hoặc sấy khô của cây Rẻ quạt (Belamcanda chinensis (L.) DC.), họ Ladơn (Iridaceae).
Cây được trồng nhiều nơi trong nước ta để làm cảnh và làm thuốc.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Belamcandin, iridin, tectoridin, tectorigenin
Thành phần hoá học chính: Một số dẫn chất isoflavonoid (belamcandin, tectoridin…)
Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thanh phế, tiêu đàm
Công dụng:
Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm.
Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amidan.
Chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú, tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn.
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 1,5 – 9g dạng thuốc sắc. Giã nhỏ 10-20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.
Chủ trị:
– Trị đau, viêm họng do nhiệt
– Có tính tiêu đàm mạnh, có thể dùng chung với vị có tính ấm để tiêu đàm do hàn
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng
– Phụ nữ có thai không dùng

xạ camn CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 37) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Lương y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>