CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 32): THUỐC THANH NHIỆT
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
I/ LOẠI THANH NHIỆT GIÁNG HỎA
(tiếp theo)
3.Huyền sâm
Tên khác: Hắc nguyên sâm, nguyên sâm
Tên khoa học: Radix Scrophulariae
Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Cây được trồng và mọc hoang ở các tỉnh vùng cao nước ta.
Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị mặn, ngọt, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, phế, vị
Hoạt chất: 1-asparagine, oleic acid, linoleic acid, stearic acid, carotene
Thành phần hoá học chính: Các dẫn chất iridoid glycosid, phytosterol, alcaloid, đường, muối khoáng.
Dược năng: Giáng hỏa, tư âm, thanh huyết
Công dụng: Giảm sốt, chữa viêm họng, lở loét trong miệng, miệng lưỡi khô, giải độc, chữa mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-12g dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
– Trị các chứng nhiệt, chảy máu cam, thổ huyết, tiêu tiểu ra máu, sốt, miệng khô, lưỡi tím đỏ do huyết nhiệt
– Trị viêm họng do ngoại cảm phong nhiệt dùng Huyền sâm, Ngưu bàng tử, Cát cánh và Bạc hà.
– Viêm họng do nội nhiệt thịnh dùng Huyền sâm, Mạch đông, Cát cánh và Cam thảo.
– Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da dùng Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ.
– Khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít dùng Huyền sâm, Sinh địa và Mạch đông.
– Sốt cao, mê sảng và phát ban dùng Huyền sâm hợp với Tri mẫu, Thạch cao và Sừng tê giác.
– Táo bón do khô háo trong ruột dùng Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch đông.
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không dùng
– Huyền sâm kỵ Hoàng kỳ, Đại táo, Can khương, Sơn thù du,
4.Chi tử
Tên khác: Sơn chi tử, Sơn chi
Tên khoa học: Semen Gardeniae
Nguồn gốc: Hạt đã phơi khô của cây Dành dành (Gardenia florida L.= Gardenia jasminoides Ellis.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế, vị, tam tiêu
Hoạt chất: Gardenin, crocin, crocetin, D-mannitol, sitosterol, gardenoside, geniposide, genipin-1-glucoside, genepin-1-B-D-gentiobioside, shanzhiside
Thành phần hoá học chính: Glycosid có phần genin là dẫn chất diterpen có màu vàng.
Dược năng: Thanh thấp nhiệt, tả hỏa, thanh huyết, chỉ huyết, tán ứ, giảm sưng
Công dụng: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau.
Dùng để nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Tâm phiền, bứt rứt, hoàng đản, bệnh hệ tiết niệu, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, hư phiền không ngủ.
– Bệnh do sốt biểu hiện như sốt cao, kích thích, hoang tưởng và bất tỉnh: Dùng Chi tử, Đậu xị, Liên kiều và Hoàng cầm.
– Vàng da do sốt và tiểu ít dùng Chi tử, Nhân trần cao, Đại hoàng và Hoàng bá.
– Giãn mạch quá mức do nhiệt ở máu biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam và tiểu ra máu dùng Chi tử, Bạch mao căn, Sinh địa hoàng và Hoàng cầm.
– Nhọt độc dùng Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm và Kim ngân hoa.
Ghi chú:
– Dùng sống tả hoả
– Dùng sao chỉ huyết
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hàn, đại tiện lỏng không dùng
5.Hoàng cầm
Tên khoa học:Cortex Scutellariae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Nước ta có trồng cây này, dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, đởm, đại trường
Hoạt chất: Baicalein, baicalin, wogonin, wogonoside, oroxylin aglucuronide, camphesterol, benzoic acid, neobaicalein
Thành phần hoá học chính: Các flavonoid (baicalin, scutellarin), tinh dầu.
Dược năng: Thanh nhiệt tả hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết, dưỡng thai
Công dụng: Chữa sốt, viêm dạ dày và ruột cấp tính, vàng da, động thai, chữa chứng mất ngủ, nhức đầu của bệnh tăng huyết áp.
Cách dùng, liều lượng:
Công dụng: Chữa đái đục, đại tiện ra máu, mắt đỏ, ù tai, phụ nữ khí hư.
Chiết xuất berberin.
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Thanh nhiệt ở thượng tiêu và thấp nhiệt ở đại trường dùng trị các chứng cấp tính do nhiệt độc như sưng đau, ung nhọt, nhiễm trùng, suyễn, sưng phổi, tiêu chảy.
– Sốt cao, khát nước, do có đàm vàng đặc dùng Hoàng cầm hợp với Hoạt thạch và Thông thảo.
– Hoàng đản: Hoàng cầm hợp với Chi tử, Nhân trần và Trúc diệp.
– Kiết lỵ, tiêu chảy do thấp nhiệt ở hạ tiêu dùng Hoàng cầm với Hoàng liên.
– Mụn nhọt đầu đinh dùng Hoàng cầm với Kim ngân hoa và Thiên hoa phấn.
– Ho do phế nhiệt: Hoàng cầm hợp với Tang bạch bì và Tri mẫu.
– Dọa sảy thai (động thai) dùng Hoàng cầm với Ðương qui và Bạch truật.
Kiêng kỵ:
– Phế suy, hàn không dùng
– Một số tài liệu cổ cho rằng Hoàng cầm phản tác dụng của Mẫu đơn bì.
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog sức khỏe.
Leave a Reply