CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 26): LOẠI GIẢI BIỂU
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(Tiếp theo kỳ 25)
Thuốc giải biểu – Loại PHÁT TÁN PHONG HÀN
9. CẢO BẢN
Tên khác: Ligusticum root.
Tên khoa học: Rhizoma Ligustici
Nguồn gốc: Thân rễ của cây Bắc cảo bản (Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga), hay loài Ligusticum sinense Oliv., họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang
Hoạt chất: Chất tinh dầu có phenola Cảo bản, acid hữu cơ
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Dược năng: Tán hàn giải cảm, trừ phong thấp, giảm đau
Công dụng: Giải cảm, giảm đau. Chữa nhức đầu, đau đỉnh đầu, đau nửa đầu, do cảm lạnh.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-10g, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Không dùng khi nhức đầu do thiếu máu.
Chủ trị:
– Trị đau đầu: ( chủ yếu đau đỉnh đầu) do ngoại cảm phong hàn sợ lạnh, không có mồ hôi, hoặc do viêm mũi, viêm xoang ản hưởng đau đầu dùng Cảo bản thường phối hợp Xuyên khung, Bạch chỉ, Thương nhĩ tử.
– Kinh nguyệt không đều, bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp, dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa và làm sạch gầu ở đầu.
10. BẠCH CHỈ
Tên khoa học: Radix Angelicae
Nguồn gốc: Rễ phơi gay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Cây Bạch chỉ có trồng ở nước ta. Dược liệu phải nhập một phần.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Tinh dầu, Byakangelicin, Byakangelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Iso Byakanelicol, Neobyak angelicol, Phelloterin, Xanthotoxin
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, coumarin, tinh bột.
Dược năng: Chỉ thống, khu phong, táo thấp, tán ứ
Công dụng: Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Ghi chú:
Bạch chỉ nam là rễ củ của cây Bạch chỉ nam (Milletia pulchra Kurz.), họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài).Tên Latin: Radix angelicae dahuricae
Nguồn gốc:
Rễ phơi gay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Chủ trị:
– Tán phong, thông khiếu, chỉ thống, trị ngoại cảm phong hàn, nhức đầu, ngẹt mũi. Phối hợp với Thạch cao trị đau răng do vị hỏa gây nên.
– Trị phong thấp, bao tử lạnh, bụng đau, cơ thể nhức mỏi do phong thấp.
– Da ngứa, nổi mẩn, dị ứng do phong
– Trị ung bướu, sưng đau giai đoạn sớm chưa nung mủ. Nếu ung bướu đã có mủ dùng Bạch chỉ có tác dụng làm cho mau vỡ mủ, sinh da non, giảm đau.
Kiêng kỵ:
– Đầu đau do huyết hư, âm hư, hỏa vượng không dùng vì Bạch chỉ có tính rất táo.
– Ung nhọt đã vỡ mủ, vết thương có nhiều mủ không dùng.
11. TÂN DI BA
Tên khác: Tân di hoa
Tên khoa học: Flos Magnoliae liliiflorae
Nguồn gốc: Tân di là nụ hoa đã phơi khô của cây Mộc lan (Magnolia liliiflora Desr.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Cây này không có ở Việt Nam, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh phế và vị
Hoạt chất: Tinh dầu, lignans, pinoresinol bimethyl, ether, magnolin, fargesin
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Dược năng: Tán phong hàn ở thượng tiêu, thông khiếu
Công dụng: Chữa nhức đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang dị ứng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-6g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. Dùng ngoài lượng vừa đủ tán nhỏ bôi vào một lớp vải gạc nút vào mũi.
Liều Dùng: 3 – 10g
Chủ trị:
– Trị nhức đầu do phong, đau nhói trong óc, trị nghẹt mũi, mũi có thịt dư.
– Nghẹt mũi do cảm hàn, đau đầu, chảy nước mũi và mất khứu giác, ra nước mũi nhiều: Dùng Tân di với Tế tân, Bạch chỉ và Thương nhĩ tử.
– Sổ mũi do nhiệt chảy nước mũi ít, đặc và màu vàng: Dùng Tân di với Bạc hà và Hoàng cầm.
Kiêng kỵ:
Âm hư hoả vượng, can nhiệt không nên dùng
12. HƯƠNG NHU
Tên khoa học: Herba Ocimi gratissimi
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Elsholtrzidiol, carvacrol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (gần 1%), trong đó chủ yếu là eugenol.
Dược năng: Tán phong hàn, phát hãn, giáng phế khí. Hương nhu có dược tính tương tự như Ma hoàng nhưng yếu hơn.
Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, chuột rút, cước khí, thuỷ thũng cũng như Hương nhu tía nhưng dùng ít hơn.
Cất tinh dầu và điều chế eugenol dùng trong tân dược và một số ngành kỹ nghệ khác.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, thuốc hãm, thuốc xông hoặc rịt lên đầu.
Chủ trị:
– Say nắng, nhức đầu, phát sốt sợ rét, đau bụng thổ tả, Tiêu thuỷ thũng.
– Hội chứng phong hàn ngoại tà xảy ra vào mùa hè biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi đau bụng nôn và tiêu chảy: Dùng Hương nhu với Bạch biển đậu.
– Phù và ít nước tiểu. Dùng Hương nhu với Bạch truật.
Ngoài ra còn có Hương nhu tía
Tên khoa học: Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng trong vườn ở khắp nước ta.
Bộ phận dùng:
Thân, cành mang lá, hoa (Herba Ocimi sancti)
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (ít nhất 0,5%)
Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, chuột rút, cước khí, thuỷ thũng.
Cách dùng, liều lượng:
Sắc uống, ngày dung 6-12g. Phối hợp trong nồi lá xông (50-100g tươi).
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply